| Hotline: 0983.970.780

327 tác phẩm dự hội thi sản phẩm làng nghề TP Hà Nội

Thứ Hai 09/10/2023 , 14:24 (GMT+7)

Sáng 9/10, tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy đã họp hội đồng giám khảo hội thi sản phẩm làng nghề TP Hà Nội năm 2023.

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội (phải) và ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM TP Hà Nội tham quan sản phẩm ghép từ những cây bút chì. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội (phải) và ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM TP Hà Nội tham quan sản phẩm ghép từ những cây bút chì. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề trong cả nước, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Tính đến nay, có 322 làng nghề đã được công nhận. Các làng nghề đã có sự tăng trưởng về doanh thu, trong đó khoảng 100 làng nghề đạt từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm…  

Theo ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2023 lần đầu tiên được tổ chức với 5 nhóm: Nhóm mây, tre, lá tự nhiên; Nhóm sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ; Nhóm gốm sứ và thủy tinh; Nhóm dệt, may, thêu đan, móc; Nhóm khác (sừng, trai ốc, trạm khắc đá, kim khí; da, tranh...).

Những giám khảo xem xét các tác phẩm dự thi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Những giám khảo xem xét các tác phẩm dự thi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Hội thi nhằm tôn vinh các sản phẩm làng nghề; tạo sân chơi và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi phát huy ý tưởng mới, cho ra những tác phẩm có tính sáng tạo, kỹ thuật, mỹ thuật, có tính ứng dụng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Hội thi là nơi để các nghệ nhân, thợ giỏi, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Hội thi cũng là một trong những sự kiện quan trong chuỗi sự kiện thuộc kế hoạch Festival Bảo tồn phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 được Bộ NN-PTNT và UBND TP Hà Nội đồng tổ chức. Có tổng cộng 327 sản phẩm, bộ sản phẩm tham gia dự thi lần này. Mỗi tác phẩm đều chứa trong mình những câu chuyện riêng, thể hiện rõ văn hóa, đời sống, vật chất tinh thần của người Hà Nội được đúc kết qua nhiều thế hệ và được kết tinh dưới đôi bàn tay khéo léo và sáng tạo của các nghệ nhân.

Các giám khảo xem xét các tác phẩm dự thi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Các giám khảo xem xét các tác phẩm dự thi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Nội dung cuộc họp hội đồng giám khảo hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần vào thành công của hội thi với mục đính: Tìm ra 56 giải thưởng gồm: 1 giải đặc biệt, 5 giải nhất, 10 giải nhì, 15 giải ba và 25 giải khuyến khích. Là cơ sở để Ban tổ chức lựa chọn các tác giả có sản phẩm đoạt giải tham dự lễ tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn toàn quốc dự kiến tổ chức vào sáng 9/11/2023 tại Phủ Chủ tịch nước.

Theo chuyên gia mỹ nghệ Vũ Hy Thiều, nguyên Viện trưởng Viện Mỹ nghệ, hội thi nhìn chung có nhiều sản phẩm mới, đẹp, phong phú, tuy ở cấp thành phố nhưng không kém gì ở cấp quốc gia. Những sản phẩm điêu khắc gỗ thể hiện tay nghề tinh xảo, giảm bớt tích của Trung Quốc, tăng cường tích của Việt Nam như hoa sen, nông thôn Việt. Những sản phẩm gốm mạnh về trang trí nhưng hình dáng vẫn còn cũ, chưa có sự đổi mới. Những sản phẩm thêu tương đối tốt. Những sản phẩm mây tre hơi tiếc là không được xuất sắc.

Đôi lọ có hình dáng, hoa văn độc đáo. Ảnh: Dương Đình Tường.

Đôi lọ có hình dáng, hoa văn độc đáo. Ảnh: Dương Đình Tường.

“Tôi nghĩ với khoảng thời gian ngắn, trùng với các cuộc thi mà Sở NN-PTNT Hà Nội vận động được nhiều nghệ nhân tham gia như thế này cũng là một điều đáng quý. Tuy nhiên, một số tác giả đưa một số tác phẩm quá to, quá nặng nề mà kém tinh xảo đến, bởi thế nên vận động họ đưa những sản phẩm nhỏ và tinh tế hơn. Hà Nội không chỉ có số lượng làng nghề nhiều, mà tinh hoa của các làng nghề trong cả nước hầu như cũng đều tập trung ở đây với nhiều nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.

Xu hướng của các nghệ nhân Hà Nội trong 20 năm qua là nghệ thuật hóa sản phẩm thủ công tiêu dùng bình thường thành các sản phẩm có tính nghệ thuật, giúp nâng cao giá trị kinh tế. Ví dụ những lồng bàn trước kia chỉ bán được 2 triệu bây giờ bán được trên 20 triệu. Thông qua cuộc thi này, tôi nghĩ là các nghệ nhân có dịp tham khảo, so sánh để biết vị trí của mình ở đâu, hướng phấn đấu như thế nào, nghệ thuật hóa các sản phẩm để vừa giữ gìn được truyền thống vừa đem lại thu nhập cao”, ông Vũ Hy Thiều cho nay.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.