| Hotline: 0983.970.780

350 tỷ đồng 'cứu khát' cho ĐBSCL

Thứ Hai 09/03/2020 , 08:44 (GMT+7)

Thủ tướng đồng ý bố trí cho 5 tỉnh công bố thiên tai về hạn mặn gồm Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Long An mỗi tỉnh khoảng 70 tỷ đồng.

Thủ tướng kiểm tra công trình đập

Thủ tướng kiểm tra công trình đập "dã chiến" Ba Lai. Ảnh: Minh Đảm.

Ngày 8/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến khảo sát công tác phòng chống hạn mặn tại tỉnh Bến Tre và chủ trì hội nghị về hạn hán xâm nhập mặn với 5 tỉnh công bố hạn mặn tại ĐBSCL.

Mặn hơn nhưng thiệt hại rất ít

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, vụ đông xuân (ĐX) toàn vùng xuống giống tổng cộng 1,54 triệu ha. Hiện đã thu hoạch khoảng 1 triệu ha. Thiệt hại lúa ĐX từ 30 - 70% năng suất khoảng 23.000ha.

Tại Bến Tre, các diện tích cây ăn trái chưa bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn do được bảo vệ của hệ thống đê bao, bờ bao. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt được tích trữ phục vụ tưới dần cạn kiệt, nếu xâm nhập mặn kéo dài đến tháng 4 thì sẽ có nhiều diện tích bị ảnh hưởng.

Riêng nước sinh hoạt cho người dân, hiện nay có khoảng 95.600 hộ dân đang gặp khó khăn trong thời gian diễn ra hạn mặn (năm 2015 - 2016 có khoảng 210.000 hộ bị thiếu nước).

Cụ thể, Sóc Trăng: 24.400 hộ, Cà Mau: 20.100 hộ, Bến Tre: 20.000 hộ, Kiên Giang: 11.000 hộ, Trà Vinh: 8.600 hộ. Các hộ đang gặp khó khăn đang được các địa phương tăng cường giải pháp để cung cấp nước.

Cống Xuân Hoà đẩy nhanh tiến độ thi công lên 9 tháng cứu khát vùng ngọt hoá Gò Công. Ảnh: Minh Đảm.

Cống Xuân Hoà đẩy nhanh tiến độ thi công lên 9 tháng cứu khát vùng ngọt hoá Gò Công. Ảnh: Minh Đảm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, công tác dự báo hạn mặn năm nay rất chính xác. Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo bố trí mùa vụ sớm hơn từ 20 - 30 ngày, giãn vụ, cắt vụ, đẩy nhanh các công trình chống hạn, mặn…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Dự báo sớm và chủ động giúp giảm thiểu thiệt hại. Ảnh: Minh Đảm.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Dự báo sớm và chủ động giúp giảm thiểu thiệt hại. Ảnh: Minh Đảm.

Sự chủ động và chuyển biến nhận thức

Tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao sự chủ động của các địa phương trong công tác phòng chống hạn mặn mùa khô năm nay của các Bộ NN-PTNT, TN-MT và các tỉnh ven biển ĐBSCL đã rất sáng tạo đưa ra các giải pháp cụ thể. 

Năm nay, hạn mặn cao hơn nhưng thiệt hại chỉ bằng 9,6% về cây lúa so với thiệt hại mùa hạn mặn 2016 và 1,2% so với tổng diện tích gieo sạ. Các cấp ủy, chính quyền địa phương đã chủ động chuyển vụ mạnh mẽ trong đợt hạn mặn lịch sử này.

Vận hành cống Bông bót chống mặn tại Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Vận hành cống Bông bót chống mặn tại Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Nhân dân vùng ĐBSCL đã có bước chuyển nhận thức rất rõ. Coi hạn mặn là một thực tế phải đối mặt để cùng với chính quyền có giải pháp thích ứng bằng cách thay đổi phương thức sản xuất, dự trữ nước ngọt. Sự chung tay ứng phó của các công trình cũng là một nguyên nhân rất quan trọng tạo nên kết quả bước đầu.

“Tôi thông tin với toàn quốc rằng chúng ta đủ cơ sở dự phòng lương thực quốc gia, cao gấp rưỡi các năm trước đây. Hiện nay trong kho chúng ta còn một khối lượng rất lớn phải xuất khẩu thì mới hết sản lượng này, chứ trong nước thì không tiêu thụ hết”, Thủ tướng nói.

Trước thách thức lớn của biến đổi khí hậu, thay đổi thượng nguồn sụt lún tại châu thổ, việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cứng kết hợp với các giải pháp mềm, phương châm thích ứng, biến thách thức thành cơ hội đã thể hiện rất rõ. Lúa chuyển sớm được mùa lớn.

5 công trình thủy lợi lớn kịp hoàn thành đã góp phần rất tích cực. Tại Bến Tre, địa phương chịu áp lực mặn xâm nhập lớn nhất có công trình hoàn thành trước 5 tháng (cống An Hiệp) đã giúp kiểm soát mặn, trữ ngọt.

Hàng loạt đập tạm, giếng đào, khơi mương đã giúp giải quyết kịp thời nước sản xuất, sinh hoạt cho nhiều vùng. Đặc biệt là nhiều địa phương đã có giải pháp rất mạnh mẽ trong việc cấp nước cho nhân dân. Người dân không thiếu nước ngọt.

Bến Tre tứ bề giáp biển, nhiều cửa sông ảnh hưởng xâm nhập mặn nặng nề nhưng đã cơ bản chủ động tổ chức sản xuất và đời sống, cơ bản ngọt hóa khu vực này. Đây là một sự cố gắng của Đảng, Nhà nước, chính quyền nhân dân Bến Tre.

"Qua mùa khô hạn mặn năm nay, rút ra phương châm một vấn đề khó, thậm chí rất khó nhưng Chính phủ, chính quyền các cấp, thành phần kinh tế và toàn dân cùng tập trung quyết tâm cao nhất chúng ta sẽ giải quyết được và giành thắng lợi", Thủ tướng nói.

Bố trí 350 tỷ “cứu khát”

Dự báo xâm nhập mặn sẽ tiếp tục tăng cao ở ĐBSCL đến hết tháng 3, cao điểm từ 7 - 15/3. Nguy cơ thiếu nước sinh hoạt cho người dân vẫn rất lớn cho nên Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa về phòng chống hạn mặn. 

Thủ tướng trao 1.600 bồn nước ngọt cho các tỉnh. Ảnh: Minh Đảm.

Thủ tướng trao 1.600 bồn nước ngọt cho các tỉnh. Ảnh: Minh Đảm.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN-PTNT, TN-MT theo dõi dự báo nguồn nước của thượng nguồn để có thông tin kịp thời đến các cấp các ngành. Đánh giá kịp thời thực trạng nguồn nước để cân đối phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Không được để hộ nào có nguy cơ thiếu đói, thiếu nước, đặc biệt hộ nghèo, gia đình chính sách cần hỗ trợ kịp thời hơn. Bố trí ngân sách địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng chống hạn một cách chủ động.

Thủ tướng đồng ý bố trí mỗi địa phương gặp khó khăn về hạn mặn kỳ này mỗi tỉnh 70 tỷ đồng để các địa phương bơm nước, nạo vét, đắp trạm, đào ao, kéo dài đường ống, mua thiết bị lọc nước, trữ nước... Đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp cho người dân khó khăn.

Xem thêm
Trà Vinh kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng

Tỉnh này đã họp bàn tinh gọn tổ chức bộ máy, kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng và thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Từ 2025, CSGT có thể khai thác dữ liệu giám sát hành trình người lái xe

Điều 5 của Thông tư quy định việc kiểm soát thông qua hệ thống, phương tiện, thiết bị, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.