| Hotline: 0983.970.780

Thả 4 cá thể động vật hoang dã quý hiếm về rừng tự nhiên

Thứ Năm 09/07/2020 , 16:38 (GMT+7)

4 cá thể động vật hoang dã, gồm: 2 con culi nhỏ, 1 con khỉ mốc và 1 con khỉ đuôi lợn được ngành chức năng Bình Định thả về rừng tự nhiên.

Cá thể khỉ mốc được thả về rừng tự nhiên. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Cá thể khỉ mốc được thả về rừng tự nhiên. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Sáng 9/7, Chi cục Kiểm lâm Bình Định phối hợp Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn (huyện An Lão), Chi cục Chăn nuôi - thú y Bình Định, Công viên động vật hoang dã FLC Zoo - Safari tiến hành thả các cá thể động vật rừng quý, hiếm về rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn thuộc xã An Toàn, huyện An Lão.

2 cá thể cu li nhỏ trước khi được thả về rừng tự nhiên. Ảnh: Vũ Đình Thung.

2 cá thể cu li nhỏ trước khi được thả về rừng tự nhiên. Ảnh: Vũ Đình Thung.

4 cá thể động vật rừng quý hiếm gồm: 2 con culi nhỏ, 1 con khỉ mốc và 1 con khỉ đuôi lợn được người dân tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm trong năm 2019 và 2020. Sau đó, Chi cục Kiểm lâm Bình Định chuyển giao cho Công viên động vật hoang dã FLC Zoo - Safari cứu hộ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phục hồi lại bản năng sinh tồn, tìm kiếm thức ăn và bây giờ thả trở lại về môi trường rừng tự nhiên theo quy định.

Tiến hành thả cá thể khỉ đuôi lợn về rừng tự nhiên. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tiến hành thả cá thể khỉ đuôi lợn về rừng tự nhiên. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Định, 2 cá thể culi nhỏ có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, là loài thú quý và cổ trong bộ linh trưởng Primates; đây là loài động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB, do anh Huỳnh Văn Hóa, ở xã Nhơn Hạnh (TX An Nhơn) và chị Trảo Chung Thủy Tiên, ở phường Ngô Mây (TP Quy Nhơn) tự nguyện giao nộp cho ngành kiểm lâm trong năm 2019. Cá thể khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina, thuộc bộ khỉ hàu, là động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IIB do Khu du lịch Trung Lương nằm trên địa bàn xã Cát Tiến (huyện Phù Cát) bàn giao. Cá thể khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, thuộc bộ khỉ hàu, nằm trong nhóm IIB do anh Mai Thanh Lộc ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) bàn giao. 

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Bình luận mới nhất