| Hotline: 0983.970.780

4 công trình kênh mương, thủy lợi Việt Nam đoạt giải quốc tế

Thứ Bảy 24/09/2022 , 10:01 (GMT+7)

4 công trình khoa học công nghệ về kè kênh mương, thủy lợi của Việt Nam đã đoạt giải đặc biệt tại cuộc thi Sáng tạo sáng chế quốc tế lần thứ 7.

Công trình  Kè bảo vệ bờ sông và bờ biển khu vực cửa sông Ray thuộc xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Hiệp hội sáng chế và sở hữu trí tuệ thế giới (WIIPA) trao tặng giải đặc biệt.

Công trình  Kè bảo vệ bờ sông và bờ biển khu vực cửa sông Ray thuộc xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Hiệp hội sáng chế và sở hữu trí tuệ thế giới (WIIPA) trao tặng giải đặc biệt.

Theo đó, tại cuộc thi Sáng tạo Sáng chế Quốc tế lần thứ 7 - iCAN 2022 diễn ra từ 26/6 đến 28/8 vừa qua tại Canada, cả 6 công trình/sản phẩm của Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) do Quỹ hỗ trợ sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam (Vifotec) gửi đi dự thi đều đoạt giải cao ở các hạng mục khác nhau.

Đây là lần đầu tiên, các công trình/sản phẩm của Busadco được Quỹ Vifotec gửi đi tham dự cuộc thi này. Busadco vừa là đơn vị chủ sở hữu vừa là tác giả của các công trình đạt giải.

Cụ thể, 4 công trình, sản phầm gồm: Công trình Kè bảo vệ bờ sông và bờ biển khu vực cửa sông Ray thuộc xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Hiệp hội sáng chế và sở hữu trí tuệ thế giới (WIIPA) trao tặng giải đặc biệt quốc tế; Sản phẩm hệ thống hố ga thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới và Hố ga ngăn mùi hợp khối nhận được giải thưởng thiết kế sáng tạo xuất sắc nhất; Sản phẩm Kênh, mương bê tông cốt thép và bê tông cốt sợi đúc sẵn thành mỏng Busadco nhận giải đặc biệt quốc tế do Hiệp hội quảng bá sản phẩm phát minh Đài Loan (TIPPA) trao tặng; Công trình kè bảo vệ bờ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội nhận được giải đặc biệt Canada của Tổ chức hợp tác sáng tạo - Hiệp hội các nhà phát minh sáng chế.

Đây là lần đầu tiên, các công trình/sản phẩm của Busadco được Quỹ Vifotec gửi đi tham dự cuộc thi Sáng tạo Sáng chế Quốc tế iCAN. Busadco vừa là đơn vị chủ sở hữu vừa là tác giả của các công trình đoạt giải.

Đây là lần đầu tiên, các công trình/sản phẩm của Busadco được Quỹ Vifotec gửi đi tham dự cuộc thi Sáng tạo Sáng chế Quốc tế iCAN. Busadco vừa là đơn vị chủ sở hữu vừa là tác giả của các công trình đoạt giải.

Cuộc thi Phát minh và Sáng chế Quốc tế iCAN được tổ chức bởi Hiệp hội Đổi mới và kỹ năng nâng cao Quốc tế Toronto (TISIAS), và được sự hỗ trợ bởi Liên đoàn các Hiệp hội phát minh và sáng chế quốc tế (IFIA), Hiệp hội sáng chế và sở hữu trí tuệ thế giới (WIIPA)

iCAN là sự kiện hàng đầu được thế giới công nhận của Canada dành cho các nhà sáng chế, cuộc thi đã cho thấy sự phát triển và cải tiến liên tục kể từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 2016 đến năm 2021, mỗi năm đều phá vỡ kỷ lục của năm trước về tổng số sáng chế, quốc gia và các tổ chức hợp tác tham gia. iCAN 2021 có hơn 650 phát minh đến từ 70 quốc gia trên thế giới.

Ở  lần tổ chức trước của iCAN từ 2016 đến 2021 có sự tham gia của 86 quốc gia từ khắp các châu lục trên thế giới bao gồm Bắc, Trung và Nam Mỹ, Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông và Châu Đại Dương.

Cuộc thi Sáng tạo Sáng chế Quốc tế lần thứ 7 tại Canada, iCAN 2022 diễn ra từ 26/6 đến 28/8 qua hình thức online, với các vòng thẩm định bản đăng ký sở hữu trí tuệ, chấm đề tài, poster và phần thuyết trình trước giám khảo Quốc tế và các câu hỏi - đáp trực tiếp bằng tiếng Anh được quay bằng video.

Ban giám khảo sẽ đánh giá các phát minh dựa trên Bản đăng kí sở hữu trí tuệ dự án đuợc cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ của các nước có dự án tham gia và báo cáo chi tiết nội dung nghiên cứu bằng video, poster gửi cho Ban tổ chức Quốc tế và nội dung trình bày trực tiếp của các nhà sáng chế trong quá trình thi trực tuyến.

iCAN được tổ chức nhằm mục đích xây dựng một nền tảng đặc biệt để hợp nhất các sáng kiến đổi mới và sáng tạo của các nhà phát minh Canada với phần còn lại của thế giới bằng cách cung cấp cho mọi người cơ hội vàng để mở rộng mạng lưới quốc tế, hoạt động kinh doanh, quảng bá các phát minh, sản phẩm mới và nghiên cứu đồng thời đạt được thành công là giành giải thưởng iCAN.

Cuộc thi iCAN 2022 lần thứ 7 có sự tham gia của 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với nhiều nhà phát minh các nước tranh tài như châu Âu, Mỹ, Nhật, Đức, Áo, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia, Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…Tổng số dự án quốc tế tham dự là 700 công trình.

"Kè bảo vệ bờ sông và bờ biển khu vực cửa sông Ray thuộc xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu" thuộc lĩnh vực Xây dựng và Công trình: là tuyến kè bê tông cốt sợi phi kim đúc sẵn bảo vệ bờ biển dài 1.000m và tuyến kè bê tông cốt sợi phi kim đúc sẵn bảo vệ bờ sông dài 2.232 mét khu vực cửa Sông Ray, xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hiện nay, vùng cửa sông Cửa Sông Ray có đường bờ bị xói lở nghiêm trọng, diễn biến hình thái bờ rất phức tạp. Theo đánh giá, so sánh trên bản đồ địa chính lập năm 1997-1998 đến nay, tính từ mép bờ biển đến các khu vực đất liền ở khu vực cửa Sông Ray, mức độ biển xâm thực đang diễn ra với tốc độ khá nhanh, trung bình từ 20-40 m/năm.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm