| Hotline: 0983.970.780

4 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh vượt qua đại dịch

Thứ Năm 09/09/2021 , 19:57 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Nghị quyết hướng đến mục tiêu tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch Covid-19.

Đến hết năm 2021 phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu, cụ thể như: Luỹ kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh. Đại đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế, phí, tiền thuế đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Với mục tiêu đó, Chính phủ quyết nghị 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Thứ nhất, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phân bổ nguồn vacxin phòng Covid-19, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm, bao gồm người lao động.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phân bổ nguồn vacxin phòng Covid-19, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm, bao gồm người lao động.

Trong đó, Bộ Y tế sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đơn vị tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vacxin phòng Covid-19 theo các Nghị quyết của Chính phủ, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm, bạc gồm người lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp cụm công nghiệp, khu vực, địa bàn sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đang có đơn hàng sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, cảng biển; người làm việc tại các công trình trọng điểm quốc gia và địa phương; người lao động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao. Tiếp tục bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm vacxin phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực cần thiết khác.

Thứ hai, đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng.

Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thuỷ toàn quốc, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa an toàn, thông suốt trên nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận lợi.

Khai thác lợi thế của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt trong chuỗi cung ứng sản phẩm, không quy định thêm các điều kiện, giấy phép cản trở lưu thông hàng hoá, đặc biệt đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân và vật tư, nguyên liệu sản xuất; không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất 'luồng xanh' vận tải.

Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ban hành hướng dẫn quy định về giao nhận, vận tải trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2021.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường quản lý thị trường, đảm bảo cân đối vật tư, hàng hoá quan trọng, thiết yếu đối với sản xuất và đời sống, không để lợi dụng tăng giá.

Tăng cường cung cấp thông tin, thị trường, nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hoá của các nước; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia chương trình xúc tiến thương mại trực tuyến; kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm trên môi trường số; tiếp tục hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường còn dư địa lớn.

Đặc biệt, Bộ NN-PTNT sẽ có vai trò chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, các địa phương, hiệp hội, ngành hàng tổng hợp tình hình sản xuất, tiêu thụ, hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

Chủ động, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ, không để đứt gãy sản xuất, đảm bảo cung ứng, tiêu thụ, nhất là lương thực, thực phẩm, các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch bệnh.

Bộ NN-PTNT sẽ chủ động, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ, không để đứt gãy sản xuất, đảm bảo cung ứng, tiêu thụ.

Bộ NN-PTNT sẽ chủ động, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ, không để đứt gãy sản xuất, đảm bảo cung ứng, tiêu thụ.

Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương nghiên cứu, đề xuất biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển sang sản xuất và phân phối các sản phẩm nông sản theo phương thức đặt hàng tương lai để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua việc tổng hợp, dự báo sản lượng, chất lượng hàng hóa và liên kết chào bán.

Thứ ba, hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi về lao động và chuyên gia.

    Tags:
Xem thêm
Ấn Độ được dự báo xuất khẩu 18 triệu tấn gạo trong năm 2024 - 2025

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Ấn Độ sẽ vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế xuất khẩu trước đó.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hành trình 4.000km mang niềm vui đi khắp miền Tổ quốc

Năm 2024, Roadshow Mùa Vàng Thắng Lớn của Công ty CP Phân bón Dầu Khí Cà Mau (PVCFC) mang chương trình quà tặng 21 tỷ đồng đi khắp mọi miền Tổ quốc.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm