| Hotline: 0983.970.780

40 năm thủy lợi ĐBSCL& những góc khuất

Thứ Hai 24/08/2015 , 09:39 (GMT+7)

Ngày 21/8/2015, Hội Khoa học Thủy lợi TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học “40 năm phát triển thủy lợi miền Nam” với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành. 

Tại cuộc hội thảo này, dưới góc độ khoa học, các thành tựu về kiểm soát lũ ĐBSCL, chinh phục phèn Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên đã được đánh giá một cách toàn diện hơn, thấu đáo hơn, kể cả những góc khuất.

Không thể nói "thoát lũ ra biển Tây"

Mặc dù lũ ở ĐBSCL thuộc loại hiền hòa nhưng thời gian ngập quá lâu (3 tháng) và nhiều diện tích bị ngập quá sâu (từ 4 m) nên gây thiệt hại rất nặng cho sản xuất nông nghiệp, hạ tầng và xã hội. Làm sao để hạn chế thiệt hại lũ có tính rất cấp bách.

Tổng lưu lượng nước lũ hàng năm đổ vào ĐBSCL khoảng 400 tỷ m3, thoát ra biển Đông khoảng 96% và một lượng nhỏ thoát ra biển Tây. Quan sát thấy, tứ giác Long Xuyên chỉ cách biển 80 km, không bằng nửa đường ra biển Đông nên ý tưởng tăng cường thoát lũ ra biển Tây để giảm mức độ ngập, thời gian ngập cho ĐBSCL được hình thành.

Từ năm 1996 – 1999, thực hiện Quyết định 99 của Chính phủ một loạt kinh mới thoát lũ T5, T6, T4… Tà xăng, Tam bản (T: viết tắt của chữ thoát) được đào để hút lũ sông Mekong theo hướng này.

Tuy nhiên qua cơn lũ lịch sử năm 2000, thực tế kiểm định thấy cái gọi là “thoát lũ ra biển Tây” đã không đáp ứng được kỳ vọng, lượng lũ thoát qua ngả này có tăng lên nhưng không đáng kể, trước khi có hệ thống, lượng lũ qua đây đạt 12-14 tỷ m3, khi có hệ thống đạt 18-20 tỷ m3, tăng được 1,5% tổng lượng lũ của ĐBSCL.

Tại sao đào rất nhiều kinh khơi dòng, lại thêm nhiều cống thoát trên kinh Rạch Giá – Hà Tiên mà lũ không chịu chảy? Các thông số mới được cập nhật giải thích: Do biên độ triều của biển Tây chỉ dao động 0,8 – 1,0 m, chân triều chỉ -0,2 đến -0,4 m và vùng đất có xu hướng cao dần về phía Hà Tiên nên tổng lượng lũ thoát theo con đường này vẫn không thể sánh với con đường ra biển Đông, nơi có biên độ triều lên đến 4 m, chân triều -2,85m.

Cải tạo Đồng Tháp Mười quá nhanh

Nếu tính từ khi thông kinh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng, thì chỉ 15 năm sau, cánh đồng hoang Đồng Tháp Mười chua phèn bạt ngàn lau lách đã thành cánh đồng mênh mông lúa. Tất cả những dấu tích liên quan đến phèn đều biến mất.

Với đời người khoảng thời gian đã là ngắn, với sự biến đổi bể dâu thì chỉ là chớp mắt. Tại sao công cuộc cải tạo Đồng Tháp Mười lại nhanh ngoài sức tưởng tượng như vậy?

Trước đây Đồng Tháp Mười là cánh đồng kín, nước lũ tràn qua biên giới nhấn chìm cả cánh đồng ở độ sâu 4 m rồi rỉ rả qua sông Tiền (lượng nước qua sông vàm cỏ không đáng kể) ra biển nên thời gian ngập lụt ở đây lên đến 5 tháng, nhưng hiện nay ngập sâu hơn nhưng nhanh hơn (rất nhiều cầu mới xây dựng có cao trình vượt lũ trước đây nay bị ngập).

Biểu đồ quan hệ mực nước đỉnh lũ ở Tân Châu và tổng lượng lũ cho thấy có sự khác biệt lớn, năm 2000 tổng lượng lũ đạt 431 tỷ m3 nhưng mực nước tại Tân Châu chỉ 5,06 m, trong lúc đó nếu như trước thì với tổng lượng lũ đó mực nước tại Tân Châu phải là 5,30 – 5,38 m.

Đo đạc cho thấy, mực nước Tân Châu thấp bởi đã có khoảng 68-75 tỷ m3 nước đã tràn qua biên giới vào Đồng Tháp Mười rồi ra biển mà không qua dòng chính Tân Châu. Dòng nước tràn qua biên giới này trước đây chỉ khoảng 25-30 tỷ m3. Sự tăng đột biến dòng lũ này có nguyên nhân cả Việt Nam và Campuchia đều đã cơ bản xóa sổ rừng dọc biên giới, không còn trồng lúa mùa nổi nên không còn cản trở dòng chảy.

Nước nhiều, nước mạnh đã đẩy phèn Đồng Tháp Mười theo cả 2 hướng qua quốc lộ 1 về hạ lưu sông Tiền và sông Vàm Cỏ, trong đó lượng nước qua sông Tiền đạt 40-43 tỷ m3 và lượng nước qua sông Vàm Cỏ đạt 20-25 tỷ m3, gấp hơn 2 lần so với trước đây.

Không nên tranh hết công của tiền nhân

Nhờ 40 năm liên tục phát triển thủy lợi nên ĐBSCL đã có những thành tựu nổi bật, sản lượng lúa tăng gấp 5,5 lần, từ 4,5 triệu tấn lên 25,5 triệu, chiếm 90% sản lượng xuất khẩu, sản lượng thủy sản nuôi trồng từ chỗ không có gì tăng lên 2,4 triệu tấn, đạt giá trị 5 tỷ USD.

Ghi nhận rằng công tác kiểm soát lũ, phát triển thủy lợi, kinh tế – xã hội ở vùng đất này phần lớn được đầu tư từ sau năm 1975, tuy nhiên không vì vậy mà lãng quên tiền nhân. Rất khó cho ngày nay nếu trước đây chúng ta không có kinh Long Xuyên – Rạch Giá, kinh Vĩnh Tế được nhà Nguyễn chắt chiu từ thời mở nước, không có dự án đào mới, nạo vét, mở rộng một số kinh chuẩn bị mặt bằng để di cư 15.000 gia đình dân Bắc Kỳ vào tứ giác Long Xuyên do E.H.Maslin, quyền giám đốc Nha Thủy nông và Giao thông thủy Nam Đông dương lập năm 1937.

Phần lớn những công trình thủy lợi ở ĐBSCL 40 năm qua, từ khai phá Đồng Tháp Mười đến cải tạo tứ giác Long Xuyên, từ ngăn mặn tiếp ngọt cho duyên hải đến nuôi tôm công nghiệp, nuôi sinh thái “con tôm ôm cây lúa” ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… đều do Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam nghiên cứu, đề xuất. Vậy mà khi bình công lại có một cá nhân nào đó lạ hoắc nhảy vào và lĩnh thưởng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm