| Hotline: 0983.970.780

Sinh kế bền vững vùng ĐBSCL

5 loại hình sinh kế phát triển bền vững cùng khả năng thoát lũ

Thứ Bảy 01/10/2022 , 16:54 (GMT+7)

Đồng Tháp thực hiện tiểu dự án “Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười, thuộc Dự án ICRSL”.

Tiểu dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười, thuộc Dự án ICRSL, đã được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt từ tháng 10/2018 đến nay. Ảnh: Trọng Linh.

Tiểu dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười, thuộc Dự án ICRSL, đã được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt từ tháng 10/2018 đến nay. Ảnh: Trọng Linh.

 12 mô hình và 5 loại hình sinh kế

Ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám Đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp kiêm Giám đốc Ban quản lý Tiểu dự án ICRSL Đồng Tháp, cho biết: Tiểu dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười, thuộc Dự án ICRSL, đã được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt từ tháng 10/2018 đến nay.

Theo đó, Tiểu dự án sẽ được thực hiện tại 4 huyện, thành phố với tổng diện tích 115 ha gồm: Huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình và TP Hồng Ngự, với 12 mô hình và 5 loại hình sinh kế. Trong đó gồm 8 mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ cá, còn lại là mô hình 2 vụ lúa -1 vụ tôm, mô hình 2 vụ lúa+vịt - 1 vụ cá, mô hình 2 màu – 1 cá và mô hình lúa mùa – tôm/cá.

Đánh giá hiệu quả từng mô hình, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT - kiêm Giám đốc Ban quản lý Tiểu dự án ICRSL tỉnh Đồng Tháp - Võ Thành Ngoan, cho biết: Đối với mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ cá bình quân tổng lợi nhuận đạt hơn 57 triệu đồng/ha/năm, trong đó sản xuất lúa cho lợi nhuận trên 52 triệu đồng/hay, cá cho lợi nhuận 5 triệu đồng/ha.

Theo ông Ngoan, so với ngoài mô hình, tổng lợi nhuận tăng 15,4 triệu đồng/ha/năm, trong đó lợi nhuận từ sản xuất lúa tăng 10,4 triệu đồng/ha do áp dụng các biện pháp kỹ thuật, giảm chi phí đầu vào, sản xuất giống, liên kết tiêu thụ đầu ra…

Đối với mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ cá bình quân tổng lợi nhuận đạt hơn 57 triệu đồng/ha/năm, trong đó sản xuất lúa cho lợi nhuận trên 52 triệu đồng/hay, cá cho lợi nhuận 5 triệu đồng/ha. Ảnh: Trọng Linh.

Đối với mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ cá bình quân tổng lợi nhuận đạt hơn 57 triệu đồng/ha/năm, trong đó sản xuất lúa cho lợi nhuận trên 52 triệu đồng/hay, cá cho lợi nhuận 5 triệu đồng/ha. Ảnh: Trọng Linh.

Đối với mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ cá, đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả cao trong hoạt động nuôi, nhử cá mùa lũ tại ấp Bình Hòa Hạ, xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp). Tổng lợi nhuận mô hình đạt 53,4 triệu đồng/ha, trong đó lợi nhuận từ nuôi, nhử cá đạt 21,5 triệu đồng/ha/năm, So với ngoài mô hình, lợi nhuận tăng 22,7 triệu đồng/ha.

Đây là mô hình có điều kiện khá thuận lợi, vùng đầu nguồn, địa hình thấp, nước lũ ngập sớm hơn các mô hình khác, cá tự nhiên khá nhiều. Đặc biệt, nông dân có sự đầu tư khá lớn về vốn, chủ động tìm hiểu giá bán, nơi tiêu thụ, thực hiện ương, dưỡng và thả cá giống sớm, giăng lưới nhử cá tự nhiên kịp thời khi lũ lên. Ngoài ra, có hệ thống mương chung quanh ruộng để giữ cá lại chờ đạt trọng lượng, thu hoạch khi giá bán cao.

Đối với mô hình 2 vụ lúa + vịt – cá, đây là mô hình cho hiệu quả tốt nhất trong các mô hình của tiểu dự án. Tổng lợi nhuận của mô hình đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm, tăng hơn 52 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình. Lợi nhuận từ 2 vụ lúa đạt trên 61 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận từ vịt đạt 21,5 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận từ cá đạt gần 12 triệu đồng/ha/năm.

Theo ông Ngoan, do nuôi vịt và thả cá kết hợp trong ruộng lúa nên chi phí sản xuất của cả ba nhân tố này đều giảm. Vào mùa lũ, bên cạnh việc nuôi, nhử cá, đã tận dụng chuồng trại và thức ăn tự nhiên để nuôi thêm một số vịt đẻ, trồng và thu hoạch bông điên điển quanh ruộng, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

“Đây là mô hình có sự đầu tư từ từ theo khả năng vốn và kỹ thuật, đặc biệt là việc bố trí sản xuất liên hoàn, tinh thần tích cực và sự chăm chỉ, cần mẫn của nông dân”.

Mô hình 2 lúa + vịt – cá,  hiệu quả tốt nđược đánh giá cao trong các mô hình của tiểu dự án. Tổng lợi nhuận của mô hình đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình 2 lúa + vịt – cá,  hiệu quả tốt nđược đánh giá cao trong các mô hình của tiểu dự án. Tổng lợi nhuận của mô hình đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ tôm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, cho rằng: Dù đã chủ động trong việc nuôi, dưỡng sớm con giống, giảm mật độ con giống, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, ao dự phòng. Tuy nhiên, do nước lũ quá muộn và thấp, không thể thả ra ruộng, tôm nuôi trong ao chậm phát triển, chi phí tăng do thức ăn, bơm nước, tăng oxy, sản lượng không đạt, giá bán thấp nên lợi nhuận từ tôm không cao 291.000 đồng/ha. Tổng lợi nhuận mô hình đạt trên 60 triệu đồng/ha/năm, cao hơn ngoài mô hình 51,6 triệu đồng/ha/năm. Lợi nhuận chủ yếu từ sản xuất lúa gần 60 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình 2 vụ màu - 1 cá, tổng lợi nhuận mô hình đạt 135 triệu đồng/ha/năm, tăng 35,8 triệu đồng/ha/năm so với ngoài mô hình. Đây là mô hình đạt lợi nhuận cao nhất trong 5 loại mô hình tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 56%, thấp hơn 4 loại mô hình còn lại do chi phí đầu tư cao.

Mô hình có hệ thống ao, mương nuôi trữ cá khá tốt, nhưng mặt ruộng cao, mực nước lũ về thấp nên không thể thả cá lên ruộng, chỉ nuôi trong ao. Do mô hình nuôi cá rô có thời gian nuôi ngắn nên chi phí đầu tư thức ăn thấp, vẫn có đem lại lợi nhuận từ nuôi cá bổ sung nhưng không cao gần 380 ngàn đồng/ha.

Tuy nhiên, việc trữ cá tự nhiên đem lại lợi nhuận khá tốt (3 triệu đồng/ha) vì vậy, tổng lợi nhuận từ việc nuôi trữ cá trong mô hình đạt 3,3 triệu đồng/ha/năm.

Cuối cùng là mô hình Lúa mùa – tôm/cá, Thực hiện từ cuối tháng 5/2021 đến nay. Do mô hình thử nghiệm vụ sản xuất đầu tiên nên chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý cải tạo ao nuôi, mương bao quanh ruộng tăng cao, năng suất lúa mùa thấp do thực hiện thử nghiệm 3 loại giống nhằm lựa chọn giống lúa mùa phù hợp với điều kiện sản xuất, vì vậy, tổng lợi nhuận mô hình đạt được chưa cao (30,1 triệu đồng/ha/vụ) so với khả năng mô hình có thể đạt được.

Các mô hình trong dự án có lợi nhuận cao hơn so với ngoài mô hình ngoài dự án, do giảm lượng giống, phân bón hóa học, thuốc BVTV. Ảnh: Trọng Linh.

Các mô hình trong dự án có lợi nhuận cao hơn so với ngoài mô hình ngoài dự án, do giảm lượng giống, phân bón hóa học, thuốc BVTV. Ảnh: Trọng Linh.

Duy trì sản phẩm đặc trưng của vùng

Ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám Đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp kiêm Giám đốc Ban quản lý Tiểu dự án ICRSL Đồng Tháp, đánh giá: Các mô hình trong dự án có lợi nhuận cao hơn so với ngoài mô hình ngoài dự án, do giảm lượng giống, phân bón hóa học, thuốc BVTV. Một số mô hình đang bắt đầu liên kết tiêu thụ lúa an toàn với doanh nghiệp, là cơ sở để khuyến khích, vận động nông dân chung quanh thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ sức khỏe, môi trường, thực hiện quản lý đất, nước tốt hơn.

Cũng theo ông Ngoan, Trong 4 loại hình sinh kế đang thực hiện thì loại hình sinh kế 2 vụ lúa – 1 cá là phổ biến nhất trong vùng dự án vì tương đối dễ thực hiện, với nền sản xuất cơ bản là 2 vụ lúa sẻ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, sản xuất bảo đảm ATTP, được chứng nhận VietGAP để liên kết tốt trong tiêu thụ, nâng cao hiệu quả. Tùy điều kiện ruộng, hạ tầng cơ sở sẵn có, nông dân có thể nuôi hoặc trữ cá tự nhiên vào mùa lũ để có thêm thu nhập, tạo điều kiện trữ lũ, thoát lũ theo mục tiêu dự án.

Loại hình sinh kế 2 vụ màu – 1 cá là loại hình tương đối phù hợp với yêu cầu tiết kiệm nước, có khả năng cho lợi nhuận cao hơn so với lúa tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận thấp (56%) do đó cần nguồn vốn đầu tư cao. Bên cạnh đó, cần có sự năng động, nhạy bén trong chọn lựa cây trồng phù hợp với điều kiện đất, thị trường và liên kết tiêu thụ tốt, ứng dụng tốt hơn các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất.

Đặc biệt, mô hình cần có nguồn nhân lực dồi dào trong khâu chăm sóc và thu hoạch do đó đây cũng là tiền đề  tạo thêm việc làm, thu nhập cho lao động nhàn rỗi, đảm bảo ổn định và an sinh xã hội.

Loại hình sinh kế Lúa mùa – tôm/cá đồng, cá tự nhiên có thể mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, sản phẩm tạo ra theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng được với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Đồng thời góp phần tạo ra và duy trì sản phẩm đặc trưng của vùng, tạo hướng đi mới phát triển thêm kinh tế mùa lũ. Tuy nhiên, cần đầu tư tương đối về hạ tầng, sự năng động, nhạy bén trong tiếp cận thị trường, liên kết tiêu thụ.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.