| Hotline: 0983.970.780

Mô hình sinh kế thích ứng với mùa lũ thấp

Thứ Tư 03/11/2021 , 11:16 (GMT+7)

Đồng Tháp là một trong những tỉnh nằm trong vùng Đồng Tháp Mười được chọn thực hiện triển khai 4 loại hình sinh kế cho bà con nông dân ở vùng lũ.

Nông dân trồng lúa lãi cao nhờ áp dụng mô hình 3 trong 1. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân trồng lúa lãi cao nhờ áp dụng mô hình 3 trong 1. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mùa nước nổi ở ĐBSCL không còn theo quy luật tự nhiên nữa, mà những năm gần đây mùa nước lũ thường về ĐBSCL càng muộn và ít đi. Đây là vấn đề mà nhiều người dân đầu nguồn không còn kỳ vọng và sống dựa theo con nước lũ để mưu sinh đánh bắt thủy sản. Nước lũ về ít đi đồng nghĩa đồng ruộng nhận ít phù sa, cá tôm cũng xuất hiện ít dần…sản xuất vụ đông xuân sẽ tăng nhiều chi phí về phân bón và thuốc BVTV.

Vì vậy Tiểu dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười (ICRSL) đang  được triển khai đã giúp người dân mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh nằm ở vùng Đồng Tháp Mười (gồm: Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp) đã thưc hiện triển khai 4 loại hình sinh kế cho bà con nông dân ở vùng lũ (gồm 9 mô hình 2 lúa - 1 cá, 1 mô hình 2 lúa -1 tôm, 1 mô hình (2 lúa+vịt +cá) và 1 mô hình 2 màu - 1 cá) tại 4 huyện, thành phố (Tam Nông, Hồng Ngự, Thanh Bình, TP.Hồng Ngự), diện tích 113ha.

Theo đánh giá của Ban quản lý tiểu dự án, mặc dù có một số mô hình bị lỗ trong hoạt động nuôi cá/tôm mùa lũ nhưng tổng lợi nhuận mô hình/năm đều tăng so với ngoài mô hình nhờ giảm lượng giống, phân bón hóa học, thuốc BVTV, một số mô hình đang bắt đầu liên kết tiêu thụ lúa an toàn với doanh nghiệp. Cụ thể, mô hình 2 lúa - 1 cá, bình quân tổng lợi nhuận đạt 47,8 triệu đồng/ha/năm (lợi nhuận tăng 14,7 triệu đồng/ha/năm so với ngoài mô hình); mô hình lúa + vịt – cá tổng lợi nhuận ước đạt 64,7 triệu đồng/ha/năm (chưa tính lượng cá còn nuôi trữ chưa thu hoạch), tăng 34,6 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Về các chỉ số đầu ra đều đạt theo chỉ tiêu kế hoạch, trong đó chỉ số chính POD2 (diện tích áp dụng một trong các biện pháp quản lý đất, nước có tính chống chịu khí hậu) đạt 106% kế hoạch năm 2020.

Anh Nguyễn Văn Vương, là một trong những nông dân ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông đã tham gia mồ hình sinh kế  lúa + vịt + cá với diện tích 1,5ha rất thành công.

Anh Vương hồ hởi khoe: "Hai năm trở lại đây nhờ phát triển thêm mô hình lúa, chăn nuôi vịt kết hợp với thả cá đồng trên ruộng mà kinh tế gia đình tôi đã dễ thở hơn trước đây rất nhiều. Bây giờ doanh thu từ hai vụ lúa vợ chồng tôi có thể mạnh dạn tiết kiệm vì các khoản chi tiêu trong gia đình bây giờ đã có ao cá và bầy vịt lo rồi. Việc phát triển mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng lúa không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà nhờ có cá và vịt làm thiên địch bị tiêu diệt sâu rầy nên việc canh tác lúa của gia đình tôi mấy mùa nay cũng nhàn hơn trước rất nhiều”.

Tuy nhiên, năm 2020 lũ về ít, cá đồng không nhiều nên lợi nhuận thu được chưa cao, khoảng 120 triệu đồng/10ha. Rút kinh nghiệm vụ đầu, vụ thứ 2, anh ươm thêm cá lóc đồng tự nhiên trong ao để vào tháng 10 âm lịch, nước lũ rút sẽ thả cá ra ruộng kết hợp cùng lượng cá đồng từ ngoài vào để tăng sản lượng. Với cách làm sáng tạo của mình vụ thứ 2 năm 2021 này anh Vương dự định đạt doanh thu khoảng trên 220 triệu đồng.

Riêng đối với  con vịt để đảm bảo tỉ lệ vịt cân đối trên diện tích lúa và tiêu diệt sâu rầy hiệu quả, trung bình mỗi vụ lúa anh Vương thả nuôi khoảng trên 3.000 con vịt, một năm hai vụ lúa anh Vương thả nuôi và xuất bán khoảng 6.000 con vịt.

Việc phát triển mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng lúa không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà nhờ có cá và vịt làm thiên địch bị tiêu diệt sâu rầy. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc phát triển mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng lúa không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà nhờ có cá và vịt làm thiên địch bị tiêu diệt sâu rầy. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mặc dù lợi nhuận từ nuôi vịt không cao so với cá đồng song anh Vương cho biết để mô hình nuôi cá đồng kết hợp với vịt trên ruộng lúa thành công thì con vịt là một mắc xích rất quan trọng có mối quan hệ tương hỗ với hai yếu tố còn lại trong mô hình.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Trong điều kiện thời tiết có nhiều yếu tố bất thường như hiện nay, mô hình sinh kế mùa lũ đang được thực hiện là khá phù hợp và hiệu quả. Bởi mô hình dễ thực hiện, không tốn quá nhiều chi phí, đặc biệt tính rủi ro không cao. Hiện nay, người dân ở các huyện đầu nguồn tham gia các mô hình sinh kế rất phấn khởi, tính hiệu quả cũng rất khả quan. Những mô hình này đã góp phần giảm diện tích sản xuất lúa vụ 3 của tỉnh vùng Đồng Tháp Mười.

    Tags:
Xem thêm
Những thực phẩm hàng đầu Hà Nội tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024

Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024 tại Sydney.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.