| Hotline: 0983.970.780

Những dòng sữa mát lành trên quê hương Kim Ngọc

Thứ Ba 15/12/2020 , 08:22 (GMT+7)

Với tiềm năng, cơ chế, chính sách tốt và sự say mê với con bò sữa của bà con nông dân đã làm nên những dòng sữa mát lành trên đồng xanh Vĩnh Phúc!

Chăn nuôi bò sữa được xác định là một trong các ngành hàng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: HG.

Chăn nuôi bò sữa được xác định là một trong các ngành hàng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: HG.

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có ngành nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, chăn nuôi đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong đó phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của chăn nuôi bò sữa với các cơ chế, chính sách được ban hành để định hướng tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, đem lại lợi nhuận cho các hộ chăn nuôi và bảo vệ môi trường.

Theo số liệu thống kê, năm 2015, toàn tỉnh có gần 9.000 con bò sữa, đến nay đã đạt gần 15.000 con, cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng đàn bò sữa cũng ngày được nâng cao, sản lượng sữa bình quân đạt gần 6 tấn/bò/chu kỳ 300 ngày vắt sữa, sản lượng sữa bò tươi của tỉnh trong năm 2020 dự kiến đạt 39.000 tấn.

Trong thời gian qua, Vĩnh Phúc đã tập trung ưu tiên chọn lọc, lai tạo đàn bò sữa HF bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong công tác phối giống bò sữa đạt 100%. Chăn nuôi bò sữa được xác định là một trong các ngành hàng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Theo đó, Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hàng năm cho hộ nuôi bò sữa chi phí mua tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo (liều tinh), mức hỗ trợ 3 liều tinh bò sữa cao sản/con/năm.

Cùng đó, hỗ trợ 50% chi phí mua máy vắt sữa, máy thái cỏ cho hộ nuôi từ 3 con trở lên; hỗ trợ 50% chi phí mua máy chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho hộ nuôi từ 20 con trở lên; hỗ trợ 50% giá trị xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi (hầm Biogas) cho hộ nuôi từ 4 con trở lên,…

Hằng năm hỗ trợ vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng để tiêm phòng cho đàn bò sữa và hóa chất phun khử trùng tiêu độc, chuồng trại, môi trường chăn nuôi 2 đợt/năm.

Nhờ những chính sách đồng bộ về giống, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, xử lý môi trường, … Đến nay, chăn nuôi bò sữa tại Vĩnh Phúc đã có những chuyển dịch mạnh mẽ, hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn tại nhiều địa phương như: Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Đảo, đã đem lại nguồn thu nhập lớn và làm giàu cho nhiều nông dân.

Theo ông Đỗ Đức Tỉnh, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vĩnh Tường cho biết, chăn nuôi bò sữa phát triển nhất ở huyện Vĩnh Tường, với hơn 13.000 con bò sữa (chiếm khoảng 90% tổng đàn của tỉnh). Nhận thấy những lợi ích về kinh tế trong chăn nuôi bò sữa, huyện Vĩnh Tường đã tuyên truyền, khuyến khích người dân trong huyện mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn, trang trại, ngoài khu dân cư.

Thức ăn cho bò sữa mà các hộ dân chủ yếu sử dụng là cỏ voi, bã bia,... đảm bảo chất lượng sữa an toàn, không tồn dư hóa chất. Ảnh: HG.

Thức ăn cho bò sữa mà các hộ dân chủ yếu sử dụng là cỏ voi, bã bia,... đảm bảo chất lượng sữa an toàn, không tồn dư hóa chất. Ảnh: HG.

Một trong những xã nuôi bò sữa sớm và nhiều nhất của huyện phải kể đến đó là xã Vĩnh Thịnh. Năm 2000, Vĩnh Thịnh bắt đầu phát triển đàn bò sữa và là xã tiên phong trong việc phát triển đàn bò sữa của huyện, khi đó có nhiều cơ chế cho vay ưu đãi, hỗ trợ giống nên đàn bò sữa của Vĩnh Thịnh tăng rất nhanh.

Đến nay, tổng đàn bò sữa của xã có hơn 9.000 con, trong đó có hơn 6.000 con đang cho khai thác sữa với sản lượng hơn 80 tấn sữa/ngày.

Nhiều hộ chăn nuôi bò sữa trong xã có quy mô lớn như hộ ông Nguyễn Duy Toàn, ở thôn Khách Nhi Xuôi nuôi 45 con bò sữa, trong đó có 25 con đang cho khai thác sữa; hộ ông Nguyễn Hữu Toản, thôn Khách Nhi Ngược nuôi 28 con bò sữa, trong đó 16 con đang cho khai thác sữa; hộ ông Nguyễn Văn Bình ở thôn Khách Nhi Xuôi nuôi 25 con bò sữa, có 15 con đang cho khai thác sữa...; trừ chi phí, các hộ thu lãi 50 - 100 triệu đồng/tháng.

Ngoài xã Vĩnh Thịnh thì An Tường cũng có nhiều gia đình chăn nuôi bò sữa hiệu quả.

Ông Lê Văn Chính ở thôn Kim Đê, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường chia sẻ, từ ngày bắt đầu tham gia chăn nuôi bò sữa đã tạo cho gia đình nguồn thu nhập ổn định và cho thu nhập cao hơn so với trồng lúa, trồng ngô và làm nông nghiệp khác khoảng từ 5 đến 10 lần.

Hiện gia đình đang nuôi 15 con trong đó có 5 con đang khai thác sữa, với lượng sữa khoảng 1 tạ sữa mỗi ngày. Với giá bán hiện nay là 12.500 đồng/kg thì cho thu nhập một tháng khoảng gần 40 triệu đồng.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.