| Hotline: 0983.970.780

80% trang trại chăn nuôi ở Bình Phước quy mô lớn

Thứ Ba 17/10/2023 , 11:14 (GMT+7)

Bình Phước quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ chuồng trại khép kín, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

An toàn dịch bệnh là một trong những yếu tố tiên quyết trong kế hoạch phát triển chăn nuôi bền vững của tỉnh Bình Phước. Ảnh: Hồng Thuỷ.

An toàn dịch bệnh là một trong những yếu tố tiên quyết trong kế hoạch phát triển chăn nuôi bền vững của tỉnh Bình Phước. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Nhờ quy hoạch đúng đắn trên, hiện quy mô trang trại của Bình Phước phát triển mạnh mẽ, với khoảng 80% trang trại quy mô lớn, 66% trang trại công nghệ cao.

Các trang trại trước khi được cấp phép chăn nuôi đều được đánh giá tác động môi trường, đảm bảo có hầm chứa và xử lý nước thải, tổng đàn heo của tỉnh hiện khoảng 2 triệu con.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Bình Phước, năm 2020, tổng đàn lợn toàn tỉnh khoảng 1 triệu con, đến năm 2023 đã tăng gấp đôi. Đặc biệt, lợn hầu hết được nuôi trong trại lạnh, tuần hoàn khép kín, an toàn sinh học và đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã ban hành các chính sách thu hút đầu tư phát triển, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các cơ sở hạ tầng như: đường điện đến các khu chăn nuôi, hỗ trợ nhanh chóng trong các thủ tục đầu tư, kịp thời đối thoại với các doanh nghiệp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên tinh thần vì doanh nghiệp và đồng hành cùng doanh nghiệp.

Ngoài ra, tỉnh chỉ đạo cá địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời những cơ sở chăn nuôi không đảm bảo điều kiện chăn nuôi, không tuân thủ cam kết về môi trường, gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, tập trung xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm…

Theo định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh Bình Phước đến năm 2025, mục tiêu tỉnh này đặt ra là tổng đàn lợn toàn tỉnh đạt trên 2,7 triệu con và đến 2030 là trên 3,2 triệu con.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất