| Hotline: 0983.970.780

9 bài học phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả

Thứ Sáu 21/08/2020 , 18:48 (GMT+7)

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chia sẻ 9 bài học kinh nghiệm được đúc kết từ đợt dịch Covid-19 tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương...

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: VGR.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: VGR.

Tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 và một số địa phương chiều 21/8, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam đang trong tầm kiểm soát, số trường hợp mắc bệnh ghi nhận giảm trong tuần gần đây.

Trong vài ngày tới, tại Đà Nẵng, Quảng Nam có thể vẫn sẽ ghi nhận những trường hợp mắc bệnh rải rác do nguồn lây bệnh đã có tại cộng đồng trước khi được khoanh vùng, khống chế.

Tình hình dịch bệnh tại Hải Dương cũng cơ bản được kiểm soát, trong 3 ngày gần đây không phát hiện thêm các trường hợp mắc bệnh mới. Ổ dịch tại nhà số 36 phố Ngô Quyền, thành phố Hải Dương với tất cả 12 trường hợp mắc bệnh đã được kiểm soát kịp thời, công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm vẫn đang được khẩn trương thực hiện để nhanh chóng dập dịch dứt điểm.

Bộ phận thường trực Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng. Ảnh: Bộ Y tế.

Bộ phận thường trực Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng. Ảnh: Bộ Y tế.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, 9 bài học kinh nghiệm được đúc kết từ đợt dịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam hay Hải Dương trong công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Trước hết, công tác phòng chống dịch Covid-19 đã có sự chỉ đạo rất quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo, các cấp các ngành, cơ quan Trung ương, địa phương…

Thứ hai, chúng ta đã xác định vùng nguy cơ và các đối tượng có nguy cơ rất nhanh chóng, đúng đắn, kịp thời, tiết kiệm cho nguồn lực. Đơn cử, tại Đà Nẵng, ngay từ đầu chúng ta đã xác định rất nhanh chóng 3 bệnh viện là tâm dịch, ổ dịch là toàn bộ thành phố Đà Nẵng.

Thứ ba, cấp uỷ, chính quyền địa phương hành động quyết liệt, giãn cách kịp thời, lựa chọn phù hợp cho từng khu vực, khu vực nào thì phong tỏa, khu vực nào thì giãn cách tuỳ thuộc địa phương. Hải Dương đã thực hiện rất kịp thời, nhanh chóng trong khoanh vùng, phong tỏa, cách ly và giãn cách. Chính điều này đã hạn chế tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tại Hải Dương.

Thứ tư, ngành Y tế đã huy động lực lượng lớn nhân viên y tế rất lớn “chưa có trong tiền lệ”, bao gồm các giáo sư đầu ngành, các bác sĩ, các chuyên gia và sinh viên. Lực lượng này đã phối hợp Đà Nẵng, Quảng Nam để quyết giữ mặt trận này. Hôm nay, sau hơn 3 tuần, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng đã rút khỏi Đà Nẵng và về Hà Nội, cả đoàn thực hiện cách ly trước khi trở lại làm việc.

Thứ năm, Bộ Y tế dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ đã thiết lập ngay Bộ chỉ huy tiền phương (Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Đà Nẵng) và kho tiền phương trong khu vực này. Bộ phận này đã phối hợp địa phương trong công tác phòng chống dịch, giúp địa phương vững tâm hơn, với những hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, điều phối nhân lực, trang thiết bị trên địa bàn hay của các viện, bệnh viện.

Thứ sáu, thực hiện chống dịch theo phương châm “bốn tại chỗ”, chú trọng vai trò của chính quyền địa phương, hoạt động hiệu quả của các tổ chống Covid dựa vào cộng đồng mà các địa phương đã thành lập, triển khai. Đồng thời, huy động và dựa vào sức dân trong phòng chống đại dịch.

Thứ bảy, công suất xét nghiệm của Việt Nam cũng được nâng lên rất nhanh, việc truy vết, cách ly F1 rất kịp thời. Tính từ 23/7/2020 đến nay, cả nước đã thực hiện 421.444 xét nghiệm trong tổng số 843.688 xét nghiệm RT-PCR với công suất xét nghiệm gấp 5-6 lần so với giai đoạn cao điểm tháng 3-4/2020. Số lượng xét nghiệm trong gần một tháng qua bằng tổng số xét nghiệm trong 6 tháng của giai đoạn đầu. Toàn quốc có 71 đơn vị thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19 (công suất khoảng 34.000 mẫu/ngày).

Thứ tám, đảm bảo tất cả hoạt động phát triển kinh tế với khu vực khác như kiểm soát biên giới, người nhập cảnh, bảo hộ công dân...

Thứ chín, chuẩn bị chủ động về hậu cần, không bị gián đoạn như lần trước. Tất cả trang thiết bị, vật tư tiêu hao, khẩu trang, trang thiết bị phòng hộ đã chủ động hơn trước.

Đánh giá chung, Quyền Bộ trưởng cho hay, trong đợt dịch này, chúng ta đã triển khai các biện pháp bài bản, kịp thời, đồng bộ và rất nhanh chóng. Dự kiến, chúng ta mất khoảng 1 tháng để kiểm soát được tình hình dịch. Ví dụ như Hải Dương trong khoảng 10 ngày là kiểm soát được nhờ hành động nhanh, quyết liệt, thần tốc. 

Tại Việt Nam (tính đến 12h ngày 21/8), cả nước ghi nhận 1.009 trường hợp mắc Covid-19 (trong đó có 376 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam); 26 trường hợp tử vong.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm