| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ chính quyền xa dân!

Thứ Hai 02/07/2012 , 14:17 (GMT+7)

Đó là lo ngại của Ông Lê Viết Thái, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khi trao đổi với Nông nghiệp Việt Nam...

“Đã đặt chân ở 63 tỉnh, thành, đến hơn 1.000 xã nhưng đọc loạt bài: "Ngân sách nào kham nổi?" trên NNVN tôi cảm nhận rằng, chưa bao giờ chính quyền và dân lại xa nhau đến vậy”. Ông Lê Viết Thái, Trưởng ban NC Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ với phóng viên.

>> Sướng như lãnh đạo... doanh nghiệp nhà nước
>> Làm rõ vai trò của bộ máy Nhà nước các cấp, của các tổ chức dân sự
>> Hoạt động của nhiều đoàn thể cấp cơ sở không thiết thực!
>> Đừng để người dân quá bức xúc
>> Nợ nần xuyên nhiệm kỳ
>> Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa
>> Thoải mái ban phát chức tước
>> Cán bộ phường đông như... quân Nguyên
>> Lãng phí ở hội nghị, hội thảo…
>> Độc chiêu thu ngân sách
>> Nước chè, thuốc lào vặt và phim online

Ông Thái nói:

- Cán bộ đông kinh hoàng như vậy, nhưng họ thực sự giúp được gì cho dân. Tôi cho rằng, chúng ta đang bị lẫn lộn giữa cán bộ cơ quan nhà nước với cán bộ của các đoàn thể, tổ chức và coi những tổ chức này như những vị quan chức nên đã ép người dân phải nộp tiền nuôi những “quan chức” đó.

Tìm hiểu, tôi thấy nhiều nơi chính quyền đang ép dân phải đóng góp những khoản lệ phí vớ vẩn do họ tự đặt ra. Nếu người dân nào không đóng thì khi xin dấu chứng thực vào sơ yếu lý lịch để con cái được đi học hay để vay vốn làm ăn, còn lâu mới được. Qua loạt bài mà NNVN vừa nêu, tôi thấy có loại phí thật sự cần thiết như phí thủy lợi, phí vệ sinh môi trường… Thế nhưng trong “list” các loại phí đó, có nhiều loại “vô duyên” cần phải loại bỏ ra như phí an ninh mà chính quyền bảo cần thiết mà dân bảo không thì cũng nên bỏ. Phí đó chỉ nhằm nuôi mấy ông thích chơi tổ tôm, cờ bạc mỗi tối mà thôi. Ngoài ra, khoản đóng góp của người dân không phải để xây dựng nên những công trình đã được nhà nước bỏ tiền ra mà chỉ là tiền “bảo dưỡng” nên mức độ cũng là vừa phải, chứ đừng trở thành gánh nặng của người dân.


Ông Lê Viết Thái, Trưởng ban Ban nghiên cứu Thể chế kinh tế

- Theo ông, nguy cơ của việc ép nẹt dân phải đóng góp những khoản phí vô duyên đó sẽ như thế nào? 

Lúc đó người dân sẽ coi chính quyền không phải của mình và sẽ không có ý thức bảo vệ chính quyền nữa. Nguy cơ đó sẽ không dừng lại ở cấp cơ sở mà sẽ vượt cấp. Nói thật, đọc loạt bài báo này tôi cảm nhận rằng, chưa bao giờ chính quyền và dân lại xa nhau đến vậy. Dù mọi việc phải xử lý theo đúng pháp luật nhưng nếu không cẩn thận, hiệu ứng sẽ hoàn toàn ngược lại. Ví dụ như cùng một sự việc là người dân cầm đơn khiếu kiện lên chính quyền, cán bộ tiếp đón là công an sẽ có kết quả khác hẳn với một vị Chủ tịch xã trực tiếp nói chuyện với dân và hẹn sẽ giải quyết ổn thỏa.

Để làm được điều đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có tâm và có tầm. Chúng ta vẫn nói rằng, dân luôn phải sống và làm việc theo pháp luật. Nhưng tôi dám chắc, không có dân nào hiểu hết các quy định của pháp luật. Và, khi họ có chút sai phạm do không hiểu luật thì lại quy ngay rằng, họ vi phạm pháp luật. Chúng ta cũng thường nói “cần phải nâng cao đạo đức cách mạng”. Câu nói đó đúng lắm nhưng việc thực thi như thế nào mới là quan trọng. Vì vậy, theo tôi rất cần có một cơ chế giám sát các hoạt động đó một cách dân chủ nhất, công khai minh bạch nhất thì mới nhằm giảm thiểu được các hành vi sai phạm từ chính cán bộ xã. Tất cả phải được xử lý và công khai từ cái nhỏ nhất.

- Là một chuyên gia nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến dân sinh, theo ông cần có giải pháp nào tháo gỡ những bất cập trên?

Đây là vấn đề cực kỳ khó. Theo quy định, để đánh giá hoạt động của một cán bộ làm nhiệm vụ của nhà nước giao phải đánh giá cả một chu trình khép kín: tuyển dụng - sử dụng - đề bạt và đánh giá. Chỉ cần 1 khâu không làm tốt là hỏng tất cả. Rồi việc đánh giá cũng phải từ nhiều nguồn: đồng nghiệp, cấp dưới, cấp trên và người chịu ảnh hưởng. Tất cả phải được công khai, minh bạch.

Không cần đông, chỉ cần dân chủ

"Tôi còn nhớ vụ bạo động ở Tây Nguyên xảy ra trong năm 2000, già làng có uy hơn cả chính quyền hàng chục lần. Những điều già làng nói, già làng khuyên dân có giá trị gấp 10 lần so với Nghị quyết từ trên đưa xuống. Và ở buôn nào, già làng gắn bó với chính quyền thì ở đó yên bình và ngược lại, buôn mà có sự đối kháng giữa già làng với chính quyền thì đều có chuyện.

Trở về, tôi đã có khuyến nghị Chính phủ dành chút phụ cấp cho những ai là già làng, trưởng bản, trưởng thôn để họ cảm thấy là người của chính quyền nên sẽ trách nhiệm hơn. Lúc này tôi càng nhận thấy rằng, sự dân chủ càng làm cho chính quyền gần dân hơn. Chừng nào mình không thể giải quyết tận gốc vấn đề thì chừng đó còn cơ hội để chính quyền nghĩ ra mà bắt nạt dân". (Ông Lê Viết Thái)

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lai Châu xác minh tài sản, thu nhập của 26 cán bộ

Ngày 4/5, Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của 26 cán bộ công tác tại 9 cơ quan.