| Hotline: 0983.970.780

Phập phồng cá tra

Thứ Hai 07/03/2011 , 10:16 (GMT+7)

Giá cá tra xuất khẩu tăng khá cao nhưng không ăn thua gì so với sự leo thang của chi phí đầu vào...

Trong mấy tháng gần đây, người nuôi cá ở ĐBSCL đã lấy lại được chút hưng phấn khi giá cá tra xuất khẩu tăng cao. Thế nhưng sự hưng phấn ấy chỉ lóe lên chốc lát bởi ngay sau đó, các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi cũng bắt đầu tăng cao.

>> Nông dân ngửa mặt trông trời
>> Làng chài trong cơn ''áp thấp''

Vào những ngày cơn “bão giá” ập đến, chúng tôi về lại những vùng nuôi cá tra ao hầm xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang. Là một tỉnh duy nhất ở ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi bởi hai dòng sông Hậu, sông Tiền bao bọc nên nghề nuôi cá da trơn phát triển rất sớm và đã làm cho không ít người trở nên giàu có. Một tượng đài cá tra, cá basa đã được dựng lên như một niềm kêu hãnh cho quê hương mình. Nhiều hộ chăn nuôi ăn nên làm ra ngày ấy đến đây nhìn ngắm tượng đài với sự cảm mến vô cùng khi cá tra, cá basa đem lại cho họ cuộc sống sung túc. Thế rồi không lâu sau, có người đi ngang qua tượng đài chẳng thèm nhìn, có người đến đây rồi ôm mặt khóc vì họ đã nghèo đi cũng vì con cá. 

Ông Nguyễn Văn Nhích cho cá ăn bằng rau muống xay nhuyễn trộn với mớ cám khô trong thời bão giá

Hơn một tháng nay, khi nghe tin giá cá tra xuất khẩu tăng cao, ở mức 24.500 – 25.000 đồng/kg, ngỡ tưởng không khí thả nuôi đã vui trở lại. Tuy nhiên trên suốt chặng đường dài đi qua các huyện, thị xã như Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành…chúng tôi thật sự xót xa khi chứng kiến nhiều ao hầm nuôi cá tra của bà con ngày nào giờ đây xơ xác. Một số ao, bà con tận dụng để trồng rau muống, bông súng, thậm chí còn bị sang lấp để cất nhà.

Có mặt tại huyện An Phú (An Giang), một nơi được xem là cái nôi trong nghề nuôi cá da trơn của tỉnh cũng như của ĐBSCL, tìm đỏ cả mắt, chúng tôi mới phát hiện còn một ít hộ dân nuôi cá tra nằm cặp bên bờ sông Bình Di thuộc địa bàn xã Vĩnh Trường với quy mô nhỏ lẻ. Đang dọn dẹp lại lán trại nuôi cá, khi thấy chúng tôi đến, anh Nguyễn Văn Tân vội vã hỏi: “Mấy anh tới để coi cá hay là giới thiệu thức ăn. Nếu coi cá thì mời vô coi, còn giới thiệu thức ăn thì thôi, ở đây xài thức ăn tự chế không à”.

Đợi anh Tân dứt lời, chúng tôi nói: “Chúng tôi đến chỉ để hỏi thăm tình hình chăn nuôi của bà con dạo này có khá không”. Vừa nghe nói xong, anh Tân tặc lưỡi, lắc đầu ngao ngán: Giá cá tra xuất khẩu tăng khá cao nhưng không ăn thua gì so với sự leo thang của chi phí đầu vào. Hiện các loại nguyên liệu dùng để làm thức ăn tự chế cho cá đều tăng cao. Cụ thể, giá cám tăng từ 4.000 đồng/kg lên 5.300 đồng/kg, cá biển từ 4.000 đồng lên 6.800 đồng/kg, đậu nành từ 9.000 đồng lên 11.500 đồng/kg. Tính chung lại, một kg thức ăn tự chế có giá khoảng 10.000 đồng/kg, thấp hơn khoảng 1.000 đồng/kg so với thức ăn chế biến sẵn.

Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi - chế biến thủy sản An Giang chia sẻ, người nuôi cá tra hiện nay đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thức ăn chăn nuôi chiếm tỉ lệ trên 80% giá thành mỗi kg cá thương phẩm mà nó lại liên tục tăng cao. Các khoản chi phí khác như xăng dầu, điện, thuê mướn nhân công cái gì cũng tăng làm giá thành chăn nuôi cũng tăng theo.

Nếu giá cá tra thương phẩm giữ được mức 24.500 đồng/kg thì lợi nhuận tối đa chỉ gần 10% cho 6 tháng cũng chẳng đáng là bao. Đối với các hộ dân nuôi nhỏ lẻ sẽ gặp bất lợi nhiều hơn trước tình trạng giá cả đầu vào phục vụ chăn nuôi liên tục tăng trong thời gian gần đây. Hiện tại vẫn còn một ít hộ dân muốn duy trì nghề nuôi nhưng cũng khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng.

Giá cá giống loại hai phân rưỡi từ 2.200 đồng lên 3.000 đồng/con. Tiền thuê nhân công cũng tăng từ 1,2 triệu đồng lên 1,5 triệu đồng/người/tháng. Nếu tiền điện tăng lên 15,28% thì mỗi tháng sẽ tăng từ 1 triệu đồng lên hơn 1,5 triệu đồng. Tiền mua dầu chạy máy đánh thức ăn cho cá tăng từ 1,764 triệu đồng lên 2,196 triệu đồng mỗi tháng (một ngày chạy 4 lít dầu). Đó là chưa nói đến chi phí phòng ngừa dịch bệnh. Vụ này thời tiết rất bất lợi do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, cá mắc bệnh thất thoát khoảng 20%. Nhưng muốn giữ được mức 80% còn lại thì anh đã tốn gần 70 triệu đồng tiền mua thuốc trị bệnh cho cá (mới ½ thời gian nuôi).

Theo tính toán sơ bộ của anh Tân, nếu nuôi cá đạt tỉ lệ 1,6 kg thức ăn/ 1 kg cá thương phẩm thì giá thành hiện nay khoảng 20.000 đồng. Sau khi nghe anh Tân tính ra giá thành chăn nuôi, tôi nói: “Vậy thì với giá cá thương phẩm mà các nhà máy mua vào 24.500 đồng/kg, người nuôi cầm chắc có lãi 4.500 đồng thì quá tốt”. Anh Tân lắc đầu nói: “Mấy anh thấy vậy chứ đâu có phải. Thiệt ra nếu giữ được mức giá này thì tụi tui lời được cỡ 2.000 đồng/kg vì có nhiều chi phí khác nữa mà người ta ít ai tính vào. Vụ nào có lãi chút ít thì cũng chỉ đủ để tu bổ lại ao hầm như gia cố bờ bao, nạo vét bùn đáy ao và vệ sinh môi trường trước khi thả cá mới…Nên cuối cùng rồi cũng giống như kiểu lời thì tu bổ, lỗ thì thâm vốn nhà” - anh Tân nói.

Cũng giống như anh Tân, một số bà con còn cầm cự nuôi cá tra quy mô nhỏ ở các huyện khác như Châu Phú, Châu Thành…ai nấy đều hết sức phập phòng lo sợ, liệu đến cuối vụ thu hoạch thì giá cá có còn giữ ở mức này không. Chỉ lần một cơn đao giá hoặc khủng hoảng thừa như những năm trước thì coi như...vỡ nợ.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm