| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Dân lại vây hãm trại lợn Thái Dương

Thứ Sáu 18/11/2011 , 10:20 (GMT+7)

Kỳ lạ ở chỗ chính quyền địa phương cứ để sự việc lặp đi lặp lại mà không có biện pháp kiên quyết ngăn chặn.

Dân dựng lán chắn ngang cổng ra vào trại lợn Thái Dương

Đây không phải lần đầu tiên, mà Trại lợn Thái Dương đã từng bị người dân địa phương nhiều lần xông vào vây hãm, đập phá đồ đạc, cướp bóc tài sản cứ như miền quê này không còn luật pháp. Kỳ lạ ở chỗ chính quyền địa phương cứ để sự việc lặp đi lặp lại mà không có biện pháp kiên quyết ngăn chặn.

>> Vụ phá nát Trại lợn giống ngoại Thái Dương: Ý kiến từ các cơ quan chức năng
>> Vụ phá nát Trại lợn giống ngoại Thái Dương: Đang xúc tiến khởi tố vụ án
>> Nghệ An: Dân phá nát trại lợn giống ngoại Thái Dương
>> Nghệ An: Trại lợn ngoại Thái Dương sau ''bão''
>> Trại lợn lợn giống ngoại Thái Dương (Nghệ An): Họa vô đơn chí
>> Trại lợn giống ngoại Thái Dương (Nghệ An): Cả nghìn con lợn chết khát (Kỳ 2)
>> Trại lợn giống ngoại Thái Dương (Nghệ An): Cả nghìn lợn chết khát

Từ tối 12/11 đến nay, hàng trăm người dân xã Đại Sơn, huyện Đô Lương đã kéo đến dựng lán án ngữ trước cổng trại chăn nuôi lợn giống của Cty TNHH Lợn giống ngoại Thái Dương (Cty TNHH lợn Thái Dương). Mỗi ngày có khoảng 30-40 người lớn và trẻ em mang theo thức ăn, nước uống thay nhau chốt chặn trước cổng ra vào của Cty để ngăn cản xe chở thức ăn chăn nuôi và các phương tiện kỹ thuật ra vào trại.

Sáng 16/11, theo chân đoàn công tác của Cục Chăn nuôi vào kiểm tra tình hình trại lợn Thái Dương theo đơn kêu cứu của Cty này, PV báo NNVN đã có mặt tại cổng trại lợn. Ngay lối ra vào cổng, một chiếc lán dã chiến chắn hết lối vào, trong lán đủ rộng cho khoảng trên 100 người có thể tá túc cả ngày lẫn đêm. Tại hiện trường đang có mặt 25 người là đàn ông và phụ nữ của xã Đại Sơn và gần chục trẻ em lớn bé.

Thấy chúng tôi chụp ảnh, một người đàn ông khoảng 35 tuổi vội chạy ra chỉnh lại chiếc băng rôn màu đỏ trên đó có dòng chữ: “Nhân dân Đại Sơn yêu cầu trại lợn dừng chăn nuôi để xử lý môi trường” để chụp cho rõ chữ. Trong lán có 4 người đàn ông đang say sưa đánh phỏm trên một chiếc giường, phía trước lán là hàng chục xe máy đặt lộn xộn và một chiếc xe trâu trên đó đã chuẩn bị sẵn 6 - 7 thùng nước uống loại 20 lít/thùng. Quan sát kỹ thì số người này đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thiết yếu từ mỳ tôm, nước uống đến giường, chiếu, chăn màn … để bám trụ lâu dài.

Thấy chúng tôi vào, ông Phan Văn Hải, một bệnh nhân bị ung thư vòm họng bước ra khỏi lán tố: “Việc ô nhiễm môi trường từ trại lợn Thái Dương đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước của các hộ gia đình xung quanh. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cho một số người trong xóm, trong đó có tôi... Dân chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chức năng đề nghị di dời trại lợn ra khỏi địa phương hoặc tái định cư cho chúng tôi tại nơi khác để đảm bảo sức khoẻ và ổn định đời sống nhưng vẫn không được thực hiện (?!)".

Trả lời chúng tôi câu hỏi việc Cty TNHH lợn Thái Dương đã chi hỗ trợ 700 triệu đồng để xây dựng khu tái định cư cho bà con rồi tại sao đến nay vẫn chưa có đất tái định cư cho bà con? Ông Nguyễn Văn Duyên, một trong những người tham gia "quây" trại lợn cho rằng: “Việc san ủi đất khu vực gần trung tâm xã hiện vẫn chưa xong, nhưng nếu có xong thì cũng là để đấu giá bán lấy tiền chứ có phải để làm khu tái định cư cho bà con vùng bị ô nhiễm đâu. Chúng tôi phải chặn cổng lại được 5 ngày rồi, nhờ đó bây giờ không khí mới hết mùi hôi thối đi đấy. Ô nhiễm như thế, đến súc vật cũng không sống nổi nữa là con người" - ông Duyên tố.

Chúng tôi phải vào bên trong trại lợn bằng một cổng phụ khác (có cảnh sát cơ động trực bảo vệ). Điều chúng tôi lấy làm lạ là mặc dù đi vào đến giữa sân (khu vực hành chính) vẫn không ngửi thấy mùi hôi thối như người dân Đại Sơn đang tố cáo. Vào sâu trong khu vực chăn nuôi mới thấy mùi phân và nước tiểu lợn.

Ông Phạm Văn Duy, một chuyên gia về giống gia súc nhỏ của Cục Chăn nuôi nhận xét: “Mùi hôi nhẹ như thế này là không vấn đề gì! Khi tôi sang Pháp làm nghiên cứu sinh phải liên tục vào làm việc trong các trại lợn của người Pháp, mùi còn kinh khủng hơn nhiều. Mỗi khi ra khỏi trại, dù đã tắm rửa rất kỹ bằng xà phòng thơm mà vào quán bar uống rượu vẫn bị người ta phát hiện ra mùi hôi của phân lợn nên đành phải quay về... ”.

Trao đổi với PV NNVN, ông Lê Quang Thành, Tổng giám đốc Cty TNHH lợn Thái Dương cho biết: Năm ngoái, doanh nghiệp bị người dân ở đây hành ghê quá nên chúng tôi đã thực hiện giảm tải đàn lợn nái theo yêu cầu của UBND tỉnh, nên giờ chỉ còn lại 2.000 con nái. Hiện công ty đang sử dụng hệ thống chế biến, phối trộn thức ăn lỏng rất khoa học của CHLB Đức, trong đó có phối trộn thêm một số Ezym có lợi để đàn lợn hấp thu hết lượng thức ăn trong cơ thể nên mùi phân lợn thải ra đã được cải thiện rất tích cực. Chỉ cần hệ thống xử lý chất thải đang được thi công hoàn thành thì tình hình ô nhiễm ở đây sẽ được giải quyết tốt.

Theo ông Lê Quang Thành thì việc người dân quay lại bao vây trại lợn Thái Dương lần này chủ yếu là do kẻ xấu kích động, lôi kéo để thực hiện mục đích khác. Trong đó nguyên cớ chính là tình trạng ô nhiễm đến nay Cty vẫn chưa xử lý xong. Họ đưa ra lý do là phía công ty đã không tích cực trong việc giải quyết dứt điểm ô nhiễm. Điều đó là không đúng!

"Từ tháng 11/2010 đến nay, chúng tôi đã bỏ ra trên 20 tỷ đồng để xây dựng hàng rào bao quanh (cao 3m), xây dựng thêm nhiều hạng mục đồng thời đưa các máy móc, thiết bị vào để làm thêm hệ thống xử lý chất thải; thực hiện việc không xả thải ra đập Chọ Ràn. Thế nhưng, cơn bão số 4 vừa qua đã xô đổ mất hơn chục mét tường rào, nước mưa đã làm tràn chất thải ra môi trường khiến người dân yêu sách đòi chúng tôi phải đền bù 100% năng suất và sản lượng lúa vụ hè thu bị chất thải tràn ra. Ngoài ra họ còn bắt đền thêm tiền rơm với mức 200 nghìn đồng/sào. Thế nhưng, lấy xong tiền họ lại gặt trộm sạch trơn diện tích lúa đã đền bù xong", ông Thành nói thêm.

Sự việc trại lợn bị vây hãm đã và đang gây ra những tổn hại lớn không chỉ về kinh tế mà còn là vấn đề an ninh chính trị trên địa bàn, vì vậy cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An cần sớm vào cuộc và có biện pháp giải quyết dứt điểm.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm