| Hotline: 0983.970.780

A lô, chúng tôi là 'bác sĩ cây trồng'!

Thứ Sáu 16/12/2016 , 08:37 (GMT+7)

Nhằm giúp bà con nông dân ở các vùng trọng điểm sản xuất cây ăn trái có thêm nhiều kiến thức chủ động phòng trị sâu bệnh hiệu quả và kịp thời, trong năm qua Bệnh viện Cây trồng (BVCT) ĐBSCL...

Nhằm giúp bà con nông dân ở các vùng trọng điểm sản xuất cây ăn trái có thêm nhiều kiến thức chủ động phòng trị sâu bệnh hiệu quả và kịp thời, trong năm qua Bệnh viện Cây trồng (BVCT) ĐBSCL, đã tăng cường liên kết mở nhiều khóa đào tạo “chuyên gia nông dân” cho các nhà vườn các tỉnh trong vùng...

NNVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc (ảnh), Bác sĩ Thường trực Bệnh viện Cây trồng ĐBSCL (Viện Cây ăn quả Miền Nam) về vấn đề này.

17-07-05_nh

Thưa bà, BVCT có chức năng nhiệm vụ gì và sau khi thành lập đã đi vào hoạt động ra sao? Trong những năm qua, bệnh viện đã giúp nhà vườn xử lý, điều trị bệnh cho cây trồng thế nào?

BVCT được thành lập từ năm 2007, là kết quả của dự án hợp tác quốc tế giữa Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI) với BVCT quốc tế Anh quốc. Bệnh viện có đội ngũ các bác sĩ cây trồng là những tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư giỏi của SOFRI và một số nhà khoa học quốc tế hiện đang hợp tác với Viện trong các công trình nghiên cứu khoa học về cây ăn quả vùng ĐBSCL. Bệnh viện chuyên tư vấn, chẩn đoán, hướng dẫn phòng trị các loại sâu, bệnh hại trên cây trồng cho nông dân.

Từ khi thành lập đến nay, BVCT hoạt động chủ yếu bằng nguồn kinh phí của dự án quốc tế; đã tổ chức rất nhiều đợt thăm khám chữa bệnh lưu động đến những vùng có dịch sâu bệnh để tư vấn giúp nông dân chẩn đoán và điều trị cho cây trồng. Ngoài ra, hàng tuần bệnh viện vẫn luôn mở cửa để tư vấn, chẩn đoán mẫu từ khắp nơi gửi về. Nếu không giám định trực tiếp được, mẫu sẽ được lưu giữ và gửi đến bộ môn bảo vệ thực vật. Những mẫu không thể giám định tại SOFRI sẽ được gửi sang Anh để nhờ giám định. 

Hiện có những loại bệnh gì điển hình và phổ biến nhất trên cây ăn quả, đặc biệt ở vùng ĐBSCL?

Mỗi năm có hàng chục ngàn lượt nông dân mang mẫu phẩm bệnh cây đến thăm khám tại các hệ thống BVCT và được cấp phát toa thuốc, hay bộ “KIT - Bác sỹ vườn 1” và các loại tài liệu bướm cho nông dân.

Hiện tại, các bệnh do virus gây ra rất phổ biến trên cây ăn quả như bệnh đốm vòng trên đu đủ, các bệnh virus trên chanh dây, hay gần đây nhất là phát hiện bệnh do viroid trên cây có múi vẫn chưa có giải pháp hoàn thiện. Ngoài ra, bệnh đốm trắng trên thanh long cũng là một trong những bệnh nguy hiểm cần phải được nghiên cứu sâu. Đặc biệt, các bệnh ở giai đoạn sau thu hoạch để xuất khẩu trái cây cũng là một vấn đề cần quan tâm.

Nguồn nhân lực của bệnh viện có đáp ứng được công việc không, thưa bà?

Nguồn nhân lực của BVCT chúng tôi hiện có đội ngũ bác sĩ cây trồng đúng nghĩa được đào tạo và cấp bằng quốc tế khoảng 20 người. Tuy nhiên, với từng loại bệnh khác nhau khi nông dân cần thì vẫn có các nhà khoa học ở từng bộ môn trong Viện SOFRI cũng đóng vai trò như “bác sĩ cây trồng” để sẵn sàng giúp đỡ giải đáp nhu cầu của bà con.

Trong năm qua, BVCT đã xây dựng được các quy trình giúp nhà vườn xử lý các bệnh chổi rồng trên nhãn, các bệnh do vi khuẩn, nấm và nhiều bệnh do virus trên cây có múi, cũng như rất nhiều sâu bệnh hại trên rau, hoa, quả khác... Đồng thời còn tư vấn cách sử dụng phân bón, cải tạo đất bằng vi sinh vật có lợi hay cách sử dụng thiên địch trong canh tác cho nông dân.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã đào tạo ra rất nhiều bác sĩ cây trồng cho các tỉnh ĐBSCL như Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre trong khuôn khổ dự án JICA. Đồng thời đã thành lập hệ thống BVCT tại các địa phương này.

Thưa bà, ở những nước phát triển có BVCT không? Nếu có, mô hình bệnh viện của họ hoạt động như thế nào, có sự khác biệt gì so với bệnh viện của ta?

Thực tế rất nhiều nước có BVCT và mô hình bệnh viện của họ cũng hoạt động giống mình như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar… Tuy nhiên, với BVCT ở các nước tiên tiến như Mỹ, Anh thì họ có cơ chế hoạt động khác. Vì chủ yếu BVCT phục vụ cho các trang trại lớn, nên khi được nghe tư vấn khám chữa bệnh của bác sĩ cây trồng thì các trang trại phải trả kinh phí cho bệnh viện. Hơn nữa, đội ngũ bác sĩ cây trồng của các nước tiên tiến này không phải kiêm nhiệm công việc nhiều như mình, do vậy họ có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu.

Trong năm tới BVCT có những kế hoạch gì mới để giúp nông dân điều trị bệnh cho cây trồng hiệu quả?

Trước mắt, trong năm tới 2017, BVCT vẫn sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động tại Viện Cây ăn quả miền Nam và 5 BVCT khác trong tỉnh Tiền Giang (nằm trong khuôn khổ dự án CABI).

Thời gian qua có rất nhiều nhà vườn, hay doanh nghiệp xuất khẩu rau quả bị bệnh đều “alô” qua đường dây nóng (0733618082) của BVCT hỏi, chúng tôi đã tư vấn rất đầy đủ tất cả về kỹ thuật phòng trừ bệnh đến thu hoạch và sau thu hoạch. Đồng thời hướng dẫn nông dân sử dụng vi sinh vật có lợi nhằm giảm bớt thuốc hóa học, giúp nông dân ứng dụng rất hiệu quả.

Do vậy, sau khi được nghe tư vấn nông dân đã có xu hướng chuyển qua trồng sạch nhiều hơn và sử dụng thuốc đúng liều liều không phun bừa bãi như trước.

Hiện nay, bệnh viện đang phối hợp với các địa phương tiếp tục mở thêm nhiều lớp đào tạo “chuyên gia nông dân”, chính là đội ngũ “y sĩ”, “y tá” hay bác sĩ cây trồng cho từng vùng chuyên canh cây ăn quả khác nhau với mục tiêu cứ 3 - 5 hộ sản xuất cây ăn quả, có một y tá cây trồng phụ trách trong những năm tới. Đội ngũ này sẽ có đủ khả năng nhận diện và đưa ra hướng xử lý đối với các đối tượng dịch hại trên từng loại cây trồng một cách có hiệu quả.

Xin cảm ơn bà!

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.