| Hotline: 0983.970.780

Ai biết “ma” ăn cỗ?

Thứ Hai 02/08/2010 , 08:00 (GMT+7)

Lần đầu tiên một thỏa thuận ngầm giữa các doanh nghiệp kinh doanh tài chính được phát hiện và đưa ra xét xử ở Việt Nam. Nhưng liệu đây có phải là “thỏa thuận” duy nhất?

Mặc dù Hội đồng cạnh tranh đã thực sự nghiêm khắc khi ra quyết định xử lý hành vi vi phạm của 19 doanh nghiệp bảo hiểm, tổng mức phạt lên tới gần 2 tỉ đồng nhưng từ vụ việc trên người tiêu dùng VN bắt đầu đặt câu hỏi: Còn bao nhiêu thỏa thuận ngầm giữa các doanh nghiệp? Cơ chế nào để giám sát, ngăn chặn thỏa thuận ngầm?

Nhiều người sử dụng ô tô đang nghĩ mình bị móc tiền một cách khó chịu.

Như NNVN số ra ngày 30/7 đã thông tin, thời gian 19 doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thỏa thuận ấn định giá kéo dài chỉ hơn 1 tháng mà tổng mức doanh thu của các doanh nghiệp trong thời gian này đã vượt trên 1.000 tỉ đồng, chiếm 99,79% thị phần trong tháng. 6 doanh nghiệp còn lại chỉ giành được 0,3 % thị phần. Cho thấy, chỉ cần các doanh nghiệp lớn “bắt tay” nhau thì thị trường sẽ bị chi phối, triệt tiêu hoàn hoàn sức cạnh tranh.

Lần đầu tiên một thỏa thuận ngầm giữa các doanh nghiệp kinh doanh tài chính được phát hiện và đưa ra xét xử ở Việt Nam. Nhưng liệu đây có phải là “thỏa thuận” duy nhất? Trên thực tế, việc các doanh nghiệp cùng hợp tác để nâng giá dịch vụ khá phổ biến trên thế giới, vì vậy thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Anh Nguyễn Trung Kiên – trú tại T9, phường Đồng Tâm, quận Hoàng Mai:

Tôi cũng phải mua bảo hiểm cho ô tô của mình nhưng không biết rằng các doanh nghiệp đã bắt tay nhau cùng nâng giá. Thông tin này khiến tôi rất bất ngờ… Hy vọng các cơ quan chức năng sẽ phanh phui được nhiều vụ việc tương tự và xử phạt thật nặng để bảo đảm quyền lợi cho người dân.

Anh Vũ Ngọc Tú – GV Trung tâm Dạy Nghề Hoàn Kiếm - Hà Nội

Doanh nghiệp vi phạm thì phải bị xử lý là đương nhiên rồi nhưng còn quyền lợi của người mua bảo hiểm thì sao? Theo tôi, người mua bảo hiểm đã bị lừa, phải chịu thiệt khi các doanh nghiệp tăng giá. Cho dù chỉ là 1 đồng cũng phải bắt các doanh nghiệp nói trên bồi hoàn cho họ. Xử lý triệt để thì mới có được niềm tin của người tiêu dùng, khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật.

Năm 2008, chỉ một tin đồn, giá gạo thị trường trong nước tự dưng tăng vọt khiến Chính phủ phải chỉ đạo xuất kho dự trữ để bình ổn giá. Tương tự, trên thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, chúng ta đều hiểu đằng sau những cơn sốt đất nóng “hầm hập”, những phiên giao dịch tăng kịch trần của vài mã chứng khoán, đều có những nhóm đại gia tài chính thao túng. Nhưng họ là ai và họ đã thỏa thuận với nhau như thế nào thì không ai biết. Nếu biết cũng khó có bằng chứng để chứng minh.

Cho đến nay hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng về Luật Cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế. Thậm chí ngay bản thân các DN vi phạm luật có khi cũng không biết là mình vi phạm. Luật Cạnh tranh đã có hiệu lực thi hành được 6 năm nhưng chưa thực sự lan tỏa, để chi phối, điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong xã hội.

Trường hợp 19 doanh nghiệp bảo hiểm cùng thống nhất tăng mức phí bảo hiểm từ 1,3% lên 1,56% rồi công bố thỏa thuận này lên các phương tiện thông tin đại chúng là biểu hiện điển hình của khả năng điều chỉnh kém hiệu quả của Luật Cạnh tranh.

Để khắc phục tình trạng này, có lẽ con đường để doanh nghiệp tiếp cận với “luật” nhanh nhất chính là các chế tài. Cũng như đưa người tham gia giao thông đến với mũ bảo hiểm vậy, cần phải thắt chặt quản lý hoạt động của các doanh nghiệp. Chỉ khi chúng ta xử lý nghiêm khắc những hành vi phá giá, thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa dịch vụ hay thỏa thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ…. thì các doanh nghiệp mới “hiểu” họ không nên vi phạm những điều luật quy định.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Bá Phú, Phó Cục trưởng Cục QLCT thì phần lớn những vụ việc có liên quan đến cạnh tranh đều do các DN mâu thuẫn lợi ích và người tiêu dùng phát hiện khiếu nại. Cho thấy chúng ta có luật nhưng chưa có hệ thống nhân lực thực thi vì vậy chức năng quản lý giám sát các doanh nghiệp chấp hành pháp luật chưa hiệu quả.

Để luật cạnh tranh đi vào cuộc sống, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo đảm cần có những đơn vị chuyên trách nắm sát thị trường, luôn sẵn sàng thực hiện điều tra khi phát hiện những dấu hiệu của hoạt động kinh tế bất thường như: giá thép, giá gas tăng đột biến, các doanh nghiệp ấn định đồng giá hay giảm giá đột ngột… 

Danh sách 19 doanh nghiệp bảo hiểm bị xử phạt:

1. Cty cổ phần bảo hiểm NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn

2. Cty CPBH Nhà Rồng

3. Cty CPBH Bảo Minh

4. Cty liên doanh TNHH Bảo hiểm NH Công thương VN

5. Cty CPBH Bảo Tín

6. Tổng Cty CPBH Bảo Việt

7. Cty CPBH NH Đầu tư và phát triển Việt Nam

8. Cty CPBH Quân đội

9. Cty BH Petrolimex

10. Cty CP Bảo hiểm Bưu điện

11. TCT BH dầu khí Việt Nam

12. Cty TNHH BH Sam sung Vina

13.Cty CPBH Toàn Cầu

14. Cty CPBH Viễn Đông

15. Cty liên doanh BHQT Việt Nam

16. Cty CPBH AAA

17. Cty TNHH BH Fubon Việt Nam

18. Cty TNHH BH tổng hợp Groupama Việt Nam

19. Cty CPBH Hàng không VN

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm