| Hotline: 0983.970.780

Ai thích ứng nhanh hơn sẽ là người chiến thắng

Chủ Nhật 02/01/2022 , 07:12 (GMT+7)

Trong tình hình quá nhiều biến động của thị trường nông sản quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải nương theo và điều chỉnh mọi thứ cho kịp thời.

Đại dịch Covid-19 làm điêu đứng hầu hết tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới. Doanh nghiệp nào nếu chưa phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản thì cũng phải cắt giảm đầu này hay đầu kia thì mới tồn tại. Ngay cả nhiều trường đại học lớn trên thế giới cũng phải nghĩ đến chuyện khai tử luôn một số ngành học chỉ để cắt giảm chi phí, tinh gọn bộ máy trong lúc này.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp có khả năng cầm cự tương đối tốt hơn trước cơn bão Covid-19, vì lương thực càng ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu giữa những tổn thương mà nhân loại đang gánh chịu. Thế nhưng, khó khăn vẫn hiện diện, mỗi doanh nghiệp đòi hỏi phải suy nghĩ khác, hành động khác so với trước đây để biến khó khăn thành cơ hội, chuyển bại thành thắng.

Với những gì đang xảy ra trong thời kỳ bình thường mới, chúng ta hoàn toàn có thể nhận diện rõ một số yêu cầu nổi bật mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp nói chung hay các startup nói riêng. Các yếu tố này có thể gọi là những “hành trang tư duy cần có ngay”, vì không có nó thì không thể tồn tại được, nói chi phát triển.

Sau nhiều nỗ lực, vải thiều Việt Nam đã xuất hiện trên kệ siêu thị tại Nhật Bản. 

Sau nhiều nỗ lực, vải thiều Việt Nam đã xuất hiện trên kệ siêu thị tại Nhật Bản. 

Hành trang mới cho bình thường mới, đầu tiên là sự linh hoạt. Không chỉ linh hoạt đối với nhân viên mà còn đối với bạn hàng, đối tác - những người đang và sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Và không loại trừ trường hợp có nhiều đối tác không đến nổi chật vật nhưng “thừa nước đục thả câu”, lợi dụng tình hình để khất nợ, đàm phán giảm giá cả, thậm chí phá vỡ hợp đồng, từ chối thanh toán.

Đối phó với những thói “thói quen mới” như vậy, trong một bối cảnh mà người kinh doanh gặp khó khăn luôn được xã hội và dư luận chiếu cố hơn, đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải hết sức kiên nhẫn và linh hoạt để đàm phán, giải quyết vấn đề cho êm đẹp.

Trong cái khó thường ló cái khôn, nhưng để chuyển mình, nắm bắt được cơ hội trong khó khăn thì tư duy của mỗi doanh nghiệp phải vô cùng linh hoạt, sẵn sàng thay đổi mọi thứ, ngay cả mô hình kinh doanh đã từng giúp mình thành công. Thay đổi mô hình kinh doanh (business model) hoàn toàn khác với thay đổi cả một nghề kinh doanh (business). Thay đổi cả nghề kinh doanh lúc này là nhận thêm rủi ro, trong khi thay đổi mô hình kinh doanh là hạn chế bớt rủi ro.

Trong tình hình quá nhiều biến động của thị trường nông sản quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải nương theo đó mà điều chỉnh mọi thứ cho kịp thời. Giống như lời khuyên nổi tiếng của nhà võ thuật và ngôi sao điện ảnh Lý Tử Long: “Be water” - Hãy là nước. Vì không có thứ gì linh hoạt, uyển chuyển như nước, nó có thể nương theo và ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Nước đổ trong cái ly thì sẽ có hình hài cái ly, còn nước đổ trong cái chai thì có hình hài cái chai.

Triết lý này không những có lý với võ thuật mà còn có lý với những ứng xử trong cuộc sống hàng ngày mà triết gia Lão Tử của Trung Hoa đã từng đề cập trong quyển Đạo Đức Kinh cách đây hàng ngàn năm. Đó là, chính nhờ sự mềm mại đầy linh hoạt mà nước trở thành vô cùng mạnh mẽ, có thể cứng hơn đá, làm mòn đá khi nó kiên nhẫn chảy qua.

Thích ứng có thể xem là một suy nghĩ rất chí lý cho những ai khởi nghiệp hay kinh doanh ngay đúng vào thời điểm bình thường mới hiện nay. Sự thích ứng với những tình huống mới mẻ không còn là thứ thỉnh thoảng ghé qua, mà là thứ có mặt thường xuyên trong cuộc sống kinh doanh hàng ngày. Ai thích ứng nhanh hơn sẽ là người chiến thắng.

Với những sản phẩm nông nghiệp mở rộng nhiều cơ hội và nhiều thách thức, doanh nhân chỉ linh hoạt thì chưa đủ mà còn phải đổi mới, sáng tạo. Bởi lẽ, tất cả những khó khăn trong bối cảnh bình thường mới đều là những thứ khó khăn mới, cần những giải pháp hoàn toàn mới. Nói khác đi, linh hoạt và sáng tạo phải đi đôi với nhau, mới có thể biến khó khăn thành cơ hội.

Đúng ra làm doanh nhân là đã có thiên hướng sáng tạo, nhưng làm doanh nhân trong bối cảnh có quá nhiều biến động như hiện nay, thì mức độ sáng tạo cần được nâng lên một cấp độ khác. Vì nó không những giúp doanh nghiệp cạnh tranh, mà còn giúp doanh nghiệp tồn tại, không bị loại ra khỏi cuộc chơi. 

Một hành trang nữa mà các doanh nghiệp cần phải có là khả năng chịu đựng, chịu đòn, trụ vững được trong những lúc đầy khó khăn, sóng gió. Như một võ sỹ quyền Anh xuất sắc, không những cần sở hữu những cú đấm uy lực, mà còn phải cần một khả năng đón nhận những cú đấm sấm sét từ đối thủ mà không hề lung lay, gục ngã.

Với những sản phẩm nông nghiệp mở rộng nhiều cơ hội và nhiều thách thức, doanh nhân chỉ linh hoạt thì chưa đủ mà còn phải đổi mới, sáng tạo.

Với những sản phẩm nông nghiệp mở rộng nhiều cơ hội và nhiều thách thức, doanh nhân chỉ linh hoạt thì chưa đủ mà còn phải đổi mới, sáng tạo.

Đại dịch Covid-19 ập vào các doanh nghiệp một cách bất ngờ, dữ dội chẳng khác gì những cú đấm sấm sét. Trụ lại được trong lúc này là đã thành công, còn tiếp tục phát triển tấn tới là một phần thưởng quý giá mà không ai cũng có được.

Thực tế cho thấy, doanh nghiệp muốn trụ vững thì trước hết phải trụ vững từ ngay trong đầu, trong suy nghĩ, trong tinh thần. Mọi kế hoạch kinh doanh do đó cần phải được soạn thảo và được điều chỉnh lại theo hướng bảo thủ hơn, với các phương án dành cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Và một trong những tình huống xấu nhất là doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt. Cái câu “cash is king” (tiền mặt là vua) chưa bao giờ đúng hơn lúc này, thiếu tiền là vỡ trận.

Tăng khả năng chịu đựng cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể rủi ro “giữa đường gãy gánh” mà các nhà đầu tư tiềm năng ở lĩnh vực nông nghiệp sẽ rất quan tâm. Không ít trong số họ cũng không ngần ngại dựa vào yếu tố tình hình kinh tế khó khăn chung khi đa số doang nghiệp vừa và nhỏ đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng để ép giá mua rẻ cổ phần. Do đó, khả năng chịu đựng tốt cũng giúp doanh nghiệp thoát khỏi cái bẫy chẳng đặng đừng này.

Một cách tăng sức chịu đựng khác được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời kỳ khủng hoảng là việc tăng cường tần số đối thoại, tương tác. Đối thoại với khách hàng, bạn hàng, nhân viên và các cổ đông. Đối thoại càng nhiều càng tốt. Vì đối thoại làm cho mọi người hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.

Tiến sĩ Quản trị kinh doanh

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm