| Hotline: 0983.970.780

Ai tiếp tay cho doanh nghiệp xâm hại đê sông Đà?

Thứ Năm 04/09/2014 , 13:10 (GMT+7)

Việc cấp giấy phép cho DNTN Xuân Quỳnh được xây nhà làm việc ngay trong hành lang bảo vệ, thoát lũ đê sông Đà diễn ra như thế nào ở Sở Xây dựng (XD) tỉnh Hòa Bình đến nay vẫn đang là một bí ẩn. / Đê sông Đà bị xâm hại nghiêm trọng

NNVN số ra ngày 28/8 đăng bài viết: “Đê sông Đà bị xâm hại”. Một câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc gửi cho chúng tôi ngay sau khi báo đăng là: Ai đã tiếp tay cho DN xâm hại đê sông Đà?

Mơ hồ trong quản lý?

Không rõ vì sự quan liêu, vô trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn như Sở NN-PTNT, Sở TN-MT, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình trong việc tham mưu cho cấp trên đồng ý giao đất, cấp phép xây dựng hay vì một sức ép nào đó mà buộc lòng các cơ quan chuyên môn phải “làm liều” để các DN có đất ngay trong hành lang bảo vệ, thoát lũ đê điều? Từ đó các DN tự tung tự tác!

Về việc có rất nhiều DN được thuê hàng ngàn m2 đất lâu dài, được cấp bìa đỏ ngay trong hành lang bảo vệ, thoát lũ đê sông Đà, ông Bùi Quang Toàn – Trưởng phòng quản lý đất đai, Sở TN-MT tỉnh Hòa Bình, cho biết: “Việc cấp đất, giao đất, cho thuê đất phải theo quy hoạch. Bản thân tôi cũng vừa mới lên làm lãnh đạo phòng. Tuy nhiên, theo như tôi được biết có những vị trí khi giao đất mới chỉ là bờ sông chứ chưa gọi là đê!”.

Còn ông Trần Kim Phàn – Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và PCLB Hòa Bình thì bày tỏ: “Cá nhân tôi rất ngỡ ngàng khi thấy các DN đồng loạt được cấp bìa đỏ sử dụng đất một cách lâu dài ngay trong hành lang bảo vệ, thoát lũ đê sông Đà. Về Luật Đất đai tôi cũng không rành lắm. Hỏi Sở TN-MT thì có được họ giải thích nhưng vì mình không rành nên chẳng hiểu như thế nào cả”.

Có thể thấy rằng, việc cho các DN được thuê đất và có bìa đỏ ngay trong hành lang bảo vệ, thoát lũ đê sông Đà diễn ra một cách tù mù, lộn xộn. Và một khi được “trao quyền", các DN đã vô tư kinh doanh, hoạt động hết công suất.

Thậm chí như DNTN Xuân Quỳnh, sau khi được cấp đất lần 1 vào năm 2007, đến năm 2008 tiếp tục làm tờ trình xin cấp thêm 1.000 m2 đất chạy dọc chân đê làm lối đi cho xe ô tô tải chở vật liệu. Không ai ngờ rằng, việc thuê đất ngay trong hành lang bảo vệ, thoát lũ đê sông Đà tại Hòa Bình lại có thể dễ dãi như mua con cá, bó rau ở chợ!

Để rồi có hàng trăm đống cát, sỏi chất cao như núi, hàng chục loại phương tiện máy móc gầm rú suốt ngày đêm làm rung chuyển cả một khúc sông dài. Những hành động này đã làm giảm quá giới hạn cho phép lưu lượng lũ thiết kế; làm tăng quá giới hạn cho phép mực nước lũ thiết kế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy sông Đà.

Giả mạo chữ ký Giám đốc Sở?

Điều gì khiến Sở XD rốt ráo cấp giấy phép cho DNTN Xuân Quỳnh xây nhà làm việc ngay trong hành lang bảo vệ, thoát lũ đê điều? Và điều gì khiến Sở NN-PTNT có văn bản chấp thuận cho việc cấp phép này, trong khi họ thừa biết như thế là xâm hại đến hành lang thoát lũ đê sông Đà. Đặc biệt, vị trí xây nhà làm việc của DNTN Xuân Quỳnh và nhiều DN khác chỉ cách công trình thủy điện Hòa Bình chưa đầy 2km?

Việc cấp giấy phép cho DNTN Xuân Quỳnh được xây nhà làm việc ngay trong hành lang bảo vệ, thoát lũ đê sông Đà diễn ra như thế nào ở Sở Xây dựng (XD) tỉnh Hòa Bình đến nay vẫn đang là một bí ẩn. Bởi tờ giấy phép vỏn vẹn trang giấy A4 mà DNTN Xuân Quỳnh trình ra cho các cơ quan chức năng mỗi lần đến kiểm tra chỉ có chữ ký phô tô của bà Bùi Thị Dửng – Giám đốc Sở lúc bấy giờ và được đóng dấu đỏ của Sở XD tỉnh Hòa Bình.

Trong một biên bản làm việc giữa Giám đốc (đương nhiệm) và Chánh Văn phòng Sở XD với bà Bùi Thị Dửng thì bà Dửng khẳng định: Tôi không chỉ đạo việc phô tô chữ ký của mình vào giấy phép xây dựng số 78 của DNTN Xuân Quỳnh. Điều này cũng được ông Quách Vũ Tuấn – Trưởng phòng quản lý nhà và thị trường bất động sản khẳng định rằng không chỉ đạo việc phô tô chữ ký Giám đốc Sở vào giấy phép xây dựng này?

Kiểm tra tại hồ sơ lưu của Sở XD cũng không tìm thấy một bản nào có chữ ký mực tươi của bà Dửng. Đây là lý do mà Sở XD tỉnh Hòa Bình đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra để sớm làm rõ có hay không việc giả mạo chữ ký của Giám đốc Sở XD?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, quy trình cấp giấy phép xây dựng số 78 ngày 5/12/2008 mà Sở XD Hòa Bình cấp cho DNTN Xuân Quỳnh đã có những uẩn khúc, khó hiểu. Đó là, việc tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ trình Giám đốc Sở ban hành giấy phép xây dựng do Phòng quản lý nhà đất (nay là Phòng quản lý nhà và thị trường bất động sản, gọi tắt là Phòng quản lý) Sở XD Hòa Bình thực hiện không đúng với quy trình giải quyết thủ tục hành chính được Sở XD quy định trong QĐ 169 ngày 12/3/2008.

Cụ thể, bà Vũ Thị Thu Huyền – chuyên viên Phòng quản lý đã tự ý ký nộp hồ sơ và nhận kết quả thay cho DNTN Xuân Quỳnh. Việc tiếp nhận hồ sơ không được phòng này ghi phiếu hẹn cho DN và không được vào sổ theo dõi giải quyết công việc của phòng. Điều này là trái với các quy định của Sở XD về cấp phép xây dựng.

Tại thời điểm trình Giám đốc Sở ký giấy phép xây dựng, thành phần hồ sơ còn thiếu văn bản chấp thuận của Sở NN-PTNT Hòa Bình. Bởi theo quy định của Sở XD đối với công trình nằm trong khu vực có ảnh hưởng đến đê điều thoát lũ phải có văn bản chấp thuận của Sở NN-PTNT. Tuy nhiên, đến ngày 27/4/2009 (sau 5 tháng đã cấp giấy phép thì Sở NN-PTNT mới có văn bản chấp thuận việc này).

Mặt khác, một số nội dung trong giấy phép xây dựng không thống nhất với hồ sơ thiết kế được thẩm tra xin cấp phép. Cụ thể, giấy phép xây dựng ghi xây nhà 1 tầng nhưng hồ sơ thiết kế được thẩm tra là 2 tầng. Chỉ giới đường đỏ trong giấy phép xây dựng không ghi cụ thể mà ghi chung chung rằng: “Xây dựng trong khuôn viên khu đất xin phép xây dựng” là không đúng với quy định.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm