| Hotline: 0983.970.780

Ajinomoto Việt Nam 20 năm đồng hành cùng học bổng ‘Cho em đến trường’

Thứ Ba 26/03/2024 , 11:01 (GMT+7)

Năm 2024 đánh dấu chặng đường 20 năm học bổng ‘Cho em đến trường’ đồng hành cùng học sinh nghèo hiếu học tỉnh Đồng Nai.

Buổi lễ trao học bổng 'Cho em đến trường' diễn ra ngày 23/3/2024 tại Đồng Nai.

Buổi lễ trao học bổng “Cho em đến trường” diễn ra ngày 23/3/2024 tại Đồng Nai.

Ngày 23/3 vừa qua, lễ trao học bổng “Cho em đến trường” lần thứ 20 năm học 2023 – 2024 đã được tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trao tặng 400 suất học bổng, tổng giá trị 540 triệu đồng.

Buổi lễ có sự tham dự của ông Võ Văn Phi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, bà Lê Thị Mỹ Phượng - Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Đồng Nai cùng lãnh đạo nhiều sở, ban, ngành trong tỉnh. Về phía các doanh nghiệp trao học bổng có sự tham dự của ông Tsutomu Nara – Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam, bà Đỗ Mai Dung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nippon Sanso Việt Nam, ông Koki Ikenoue – Chủ tịch Công ty TNHH Kureha Việt Nam, và sự có mặt của gần 400 em học sinh bậc THCS và THPT tại Đồng Nai có hoàn cảnh khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập.

Quỹ học bổng do 3 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Đồng Nai gồm Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty Cổ phần Nippon Sanso Việt Nam và Công ty TNHH Kureha Việt Nam cùng trao tặng cho các em học sinh THCS và THPT tại tỉnh nhà. Suốt 2 thập kỉ, Quỹ học bổng đã trở thành hoạt động thường niên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đến nay đã có 6.200 suất học bổng được trao tặng, với tổng trị giá hơn 6 tỉ đồng đã giúp các em tiếp tục trên con đường tìm kiếm tri thức.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ghi nhận những đóng góp và cảm ơn những nỗ lực, chia sẻ, đồng hành của các doanh nghiệp góp phần chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Đồng Nai trong suốt 20 năm qua.

Theo ông Phi, tỉnh Đồng Nai có hơn 600.000 học sinh bậc phổ thông theo học các cấp. Trong đó một số em có những hoàn cảnh khó khăn, gia đình có người bệnh tật nên nguy cơ bỏ học để mưu sinh là rất lớn. Ông đánh giá cao sự hỗ trợ của Công ty Ajinomoto Việt Nam - doanh nghiệp có thời gian đầu tư và phát triển khá dài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tạo ra công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước.

"Đây là nghĩa cử rất cao đẹp, nhân văn, góp phần cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng trong suốt 20 năm qua", ông Phi nhấn mạnh.

Ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trao tặng cặp và bằng khen cho các em học sinh.

Ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trao tặng cặp và bằng khen cho các em học sinh.

Theo ông Tsutomu Nara – Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam: “Ajinomoto Việt Nam theo đuổi triết lý kinh doanh với Mục đích tồn tại là "Góp phần mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam thông qua cung cấp những sản phẩm chất lượng và sáng kiến có giá trị".

Theo đó, chúng tôi tin rằng sức khỏe và hạnh phúc là nền tảng để tạo nên xã hội tốt đẹp hơn. Tạo điều kiện cho giáo dục và cải thiện dinh dưỡng là việc làm thiết thực để mang đến hạnh phúc, sức khỏe giúp phát triển thế hệ tương lai, từ đó đóng góp cho sự phát triển của đất nước Việt Nam.

Đây cũng chính là nguồn cảm hứng và động lực để Ajinomoto Việt Nam có thể duy trì Chương trình học bổng “Cho em đến trường” trong một chặng đường khá dài suốt 20 năm qua, đồng thời có thêm sáng kiến mới để cải thiện dinh dưỡng sức khỏe cho học sinh, điển hình như Dự án Bữa ăn học đường từ năm 2012.

Ông Tsutomu Nara – Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Ông Tsutomu Nara – Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Được khởi xướng từ năm 2012, Ajinomoto Việt Nam đã phối hợp cùng Bộ Giáo dục - Đào tạo và Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế triển khai Dự án Bữa ăn học đường toàn quốc. Hiện nay, học sinh tại hơn 4.200 trường tiểu học bán trú trên toàn quốc đang được thưởng thức những bữa ăn từ thực đơn cân bằng dinh dưỡng của Dự án và được giáo dục kiến thức dinh dưỡng thực phẩm.

Thông qua Dự án, chúng tôi cũng tiếp tục thúc đẩy để học sinh có thể duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng không chỉ ở trường mà còn tại nhà. Chẳng hạn như bên cạnh sản phẩm Xốt Mayonnaise Aji-mayo® được đưa ra thị trường vào năm 2006, chúng tôi vừa ra mắt sản phẩm Xốt mè rang "Aji-Xốt" là giải pháp để các món rau ngon miệng, hấp dẫn hơn, để học sinh có thể ăn nhiều rau xanh hơn, duy trì chế độ ăn lành mạnh cả ở trường lẫn ở nhà”, ông Tsutomu Nara chia sẻ.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm