| Hotline: 0983.970.780

Ám ảnh con tàu mang 201 vết đạn do vi phạm lãnh hải nước khác

Thứ Hai 13/08/2018 , 14:49 (GMT+7)

Ngư trường rộng lớn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ là chuyện bão tố bất ngờ ập đến, hay những hỏng hóc xảy ra trên tàu cá lênh đênh giữa đại dương; mà còn là việc xác định đâu cho đúng là “bờ” lãnh hải để mỗi chuyến hải trình vừa có cá đầy ắp khoang mà tàu cũng không bị xâm hại hay vi phạm.

 IUU - Đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo, không được quản lý đang là chủ đề nóng hổi của ngành thủy sản Việt Nam.

Qua loạt phóng sự này, NNVN ghi lại những kỷ niệm của ngư dân, chỉ mong góp phần nhỏ như lời cảnh báo sao cho câu chuyện “thẻ vàng” hay IUU sớm là câu chuyện của quá khứ.

Nhìn thẳng vào sự thật luôn là cách để tìm được lối ra nhanh nhất. Đó là điểm tựa để chúng tôi kể câu chuyện của Nguyễn Văn Mười, một ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) dày dạn những vẫn rơi vào một chuyến biển hãi hùng ám ảnh ông đến tận giờ.
 

Chạy dưới làn đạn

Chiều 3/4/2017, tàu cá QNg 96677 TS của thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười quê ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cập bến. Hầm chứa hải sản trống rỗng. Thân tàu chi chít vết đạn. Các ngư dân này khai với Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi về việc tàu bị bắn là do đi lạc sang vùng biển của Indonesia, sau đó di chuyển đến vùng biển của Philippines ở tọa độ 9 độ 05 phút vĩ độ bắc - 117 độ 00 phút độ kinh đông thì bị một tàu lạ đuổi theo gây áo lực.

Hình ảnh tàu ngư dân Việt Nam trên Thái Bình Dương do Australia công bố

Ngư dân Nguyễn Văn Mười khai rằng, tàu đã cố gắng bỏ chạy và bị tàu này rượt theo ở khoảng cách 200m. Biên bản hiện trường xác định thân tàu dính 201 vết đạn. Các ngư dân cho biết, trong lúc tàu bỏ chạy, mọi người đã chèn bao gạo quanh ca bin để biến thành lô cốt cố thủ. Nhưng cuối cùng, ngư dân Trần Văn Định vẫn bị đạn xuyên mắt bên trái dẫn đến tử vong tại chỗ. Xác của ngư dân này được xử lý tạm bằng muối để chở vào đất liền.

Các ngư dân khai báo, vụ việc trên xảy ra vào khoảng thời gian từ 20h đến 23h. Do trời tối nên không thể mô tả đặc điểm tàu đã đuổi theo tàu của ngư như thế nào. Họ chỉ nhớ con tàu đó đã đuổi bám theo tàu ngư dân suốt 3 tiếng đồng hồ và liên tục xả súng ở phía mạn phải. Thân tàu bị thủng nhiều lỗ và có những kẽ hở nứt toác dẫn đến rỉ nước vào khoang máy. Có 17 đầu đạn bắn rải từ trước đến chính diện ca bin tàu. Lời khai của các ngư dân thực tế đã xuất hiện nhiều điểm mâu thuẫn. Thứ nhất, từ ngày con tàu bị bắn đến khi tàu cập bờ là 22 ngày. Trong khi nếu chạy một mạch từ đảo Lý Sơn sang đến bờ đông của Philippines cũng chỉ mất tối đa là 5 ngày 5 đêm. Vậy 17 ngày còn lại kia thì tàu này đi về hướng nào?

Ngư dân Quảng Ngãi, ông Phạm Thiên, cũng từng bị bắt do đi vào lãnh hải nước khác, cho biết, những chiếc tàu bị uy hiếp bằng vũ lực như vậy thường xảy ra ngoài Thái Bình Dương. Ở đó có những ngư trường của Papua New Guinea như Bi Smarck, Dolak, Archi. Họ tìm đến đó để lặn hải sâm.

Câu chuyện trên lãnh hải Papua New Guinea của ngư dân Phạm Thiên cũng hãi hung không kém những gì xảy ra với tàu của ngư dân Nguyễn Văn Mười. Trong một chuyến biển đi vào ngư trường của Papua New Guinea, nhận ra thì đã muộn, tàu của ông bị lực lượng sở tại đuổi theo và nổ súng. Đạn từ tàu tuần tra lia trước mũi, chuyển xuống bụng tàu, rắc lên buồng lái. Các ngư dân kêu khóc, kéo bao gạo để chèn thành lô cốt trên tàu. Đến khi gỗ không chịu nổi nữa, vụn bay tung tóe, họ cũng không dám bám trụ nữa mà bỏ tàu nhảy hết xuống biển, ra dấu hiệu sẽ bơi về tàu tuần tra.
 

Ám ảnh trên đất liền

Papua New Guinea là quốc đảo có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới và việc truy tìm ra những thủ phạm gây án không hề dễ dàng.

Các ngư dân Việt Nam bị giam chung với tội phạm hình sự ở Papua New Guinea
Papua New Guinea là quốc đảo nằm lọt thỏm giữa Thái Bình Dương. Papua New Guinea có diện tích rộng gấp rưỡi Việt Nam, dân số chí 6 triệu người nhưng nói với nhau bằng 850 thổ ngữ khác biệt.

6 triệu người dân Papua New Guinea có tỷ lệ lớn là các bộ lạc thổ dân sống xen giữa những cánh rừng mênh mông và nói với nhau bằng 850 thổ ngữ khác biệt. Chỉ có 18% dân số sống ở thành thị, còn lại phần lớn cư dân ở quốc đảo này ẩn cư trong những cánh rừng xa xôi, không có đường sá để xe cơ giới đi lại.

Thổ dân bộ tộc Melansia còn lưu giữ những dấu vết sinh hoạt cổ xưa. Bằng chứng là năm 2009, cảnh sát quốc đảo này đã bắt 29 người vì phạm tội ăn thịt người. Ăn thịt tù binh hay trừng trị phù thủy từng là tập tục của cư dân bộ lạc này. Năm 2014, truyền thông thế giới từng đưa hình ảnh kinh hãi về người dân ở làng Warakum tra tấn và thiêu sống cô gái Kepari Neniata, 20 tuổi. 

Sự việc diễn ra công khai ngay trước mặt cảnh sát. Sau đó, tại quốc đảo này lại có thêm 3 bà mẹ khác tiếp tục bị tra tấn và thiêu sống trước đám đông. Ủy ban cải cách  Luật và Hiến pháp của Papua New Guinea thống kê, mỗi năm có 150 người ở quốc đảo này bị người dân giết bằng cách tra tấn và thiêu sống, vì cho rằng họ là phù thủy nguy hiểm. Trước khi bị thiêu sống, phù thủy bị nhét cây cỏ vào đầy miệng. Luật pháp ở Papua New Guinea năm 1971 công nhận việc trừng trị phù thủy, đến năm 2013 thì điều luật này mới bị bãi bỏ.

Nhiều ngư dân kể lại, khi vào tù rất sợ hãi. Vài ngư dân biết bập bõm vài câu tiếng Anh thì cố nhớ hoặc ra hiệu bằng tay để mong tìm lấy sự thân thiện. Quốc đảo Papua New Guinea còn nghèo, nên mọi thứ, từ ăn uống, sinh hoạt đều tạm bợ. Thỉnh thoảng ngư dân đau ốm và đi xin thuốc thì được phát cho viên Licomycin (kháng sinh cực mạnh thường dùng cho bệnh nhân bị thương, giang mai, lậu). Người bị ho, cảm, nhức đầu cũng chỉ được phát một loại thuốc tương tự. Nếu bị ốm nặng và chuyển lên bệnh viện tỉnh thì có thêm vài chai nước biển.

Từ ngày 23 đến ngày 25/5/2017, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám dẫn đầu đoàn công tác sang thăm và làm việc với Papua New Guinea, thỏa thuận thiết lập đường dây nóng chống đánh bắt bất hợp pháp. Phía bạn cho biết, từ năm 2015 đến 2016, có 8 tàu/118 ngư dân bị bắt; tàu cá QNg-90402-TS bỏ chạy nên bị bắn chìm, một ngư dân thiệt mạng, hiện nay còn 2 ngư dân chịu án 4 năm tù giam.

 

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.