| Hotline: 0983.970.780

Ấm áp tình quân dân

Thứ Ba 22/10/2013 , 08:43 (GMT+7)

Khi lũ chưa rút, lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Bình đã có mặt tại vùng lũ Quảng Sơn (Quảng Trạch - Quảng Bình).

Khi lũ chưa rút, lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Bình đã có mặt tại vùng lũ Quảng Sơn (Quảng Trạch - Quảng Bình). Đại tá Dương Ngọc Bội - Phó Chính ủy BĐBP Quảng Bình chỉ tay sang bên kia sông Rào Nan đục ngầu sóng dữ: Bên kia là thôn Hà Thôn đang bị cô lập và dân rất cần sự giúp đỡ...

Chiếc ca nô như nhỏ nhoi giữa dòng lũ hết chồm lên lại chúi xuống. Sóng đánh mạnh như muốn tấp nó trở lại bờ. Không hề sợ hãi, chiếc ca nô vẫn cương sức, đè lên ngọn sóng, đè lên những thân gỗ trôi giữa lũ để cập bờ. Những gói mì tôm, lương khô, nước uống đã được trao cho bà con trong giọt nước mắt lăn trên má.

Những ngày sau đó, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Bình lại tiên phong để giúp bà con nơi đây sớm ổn định cuộc sống. Tại các xã bị ngập lũ của huyện Quảng Trạch luôn có những người lính biên phòng cần mẫn, trách nhiệm. Họ đã cùng dân thu dọn lại những đồ vật còn sót lại, sửa sang nhà cửa và một số công trình dân sinh, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn người dân.

Ngôi nhà của bà Phạm Thị Hường ở thôn Linh Cận Sơn (xã Quảng Sơn) đã bị sập, ngổn ngang gạch vữa, ngói vụn… Bà Hường vẫn chưa hết bàng hoàng: “Mấy mẹ con đi làm ăn ở miền Nam để kiếm tiền trả nợ vay làm nhà. Nghe hung tin về thì đã tan nát hết. Tưởng chừng như không thể sống được, may nhờ có các chú bộ đội dọn nhà, cấp cho mì tôm ăn tạm. Nếu không có bộ đội giúp đỡ thì khó qua đận cực khổ này”.



Bộ đội giúp dân dựng nhà và lợp lại mái ngói

Đại tá Dương Ngọc Bội xúc động: “Chúng tôi, những người lính biên phòng sẽ làm hết sức mình, cùng với chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang tỉnh trong những ngày tiếp theo sẽ bằng mọi cách không được để dân bị đói và xảy ra dịch bệnh. Cán bộ, chiến sĩ khi đến giúp dân phải chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh của người chỉ huy để từng bước giúp ổn định cuộc sống cho nhân dân”.

 Với tấm lòng sẻ chia, BĐBP tỉnh cũng đã hỗ trợ cho người dân vùng lũ mì tôm, nước uống, lương khô và một số vật dụng khác trị giá trên 100 triệu đồng.

Cùng với lực lượng BĐBP, các cán bộ, chiến sỹ của lực lượng BCH Quân sự tỉnh Quảng Bình và Sư đoàn 968 (QK4) cũng đã có mặt tại vùng lũ. Ông Nguyễn Văn Thể (người dân thôn Linh Cận Sơn) giọng nói còn run run: "Nhà tui bay hết mái ngói, đồ đạc sót lại trộn lẫn với bùn đất. Tui sức yếu không làm gì được, may có các chú bộ đội đến dọn dẹp nhà, lợp sửa mái ngói nên chứ không chưa biết lúc nào mới dọn xong”.

Từ dọn nhà, lợp mái, đến thau rửa bùn nhão…, tất thảy đều có dấu chân những người lính. Binh nhất Mai Văn Tư (Tiểu đoàn 42 - BCH Quân sự tỉnh Quảng Bình) người lấm lem bùn đất do vừa giúp dân dọn xong đám cây cối gãy đổ ngổn ngang trong vườn.

Thắt lại tấm áo mưa, anh Tư tâm sự: "Chúng tôi nhận lệnh ra hỗ trợ cho bà con ở xã Quảng Sơn từ hôm 16/10 đến bây giờ. Thấy cảnh bà con bị thiệt hại nặng nề là chúng tôi không thể cầm lòng. Hầu hết anh em đồng đội đều làm việc hết sức mình, không nề hà việc lớn, việc nhỏ. Ai cũng tự thấy mình cần phải có gắng nhiều hơn để mong giúp bà con sớm có nhà ở, ổn định cuộc sống”.

Hàng ngàn lượt cán bộ chiến sỹ công an tỉnh cũng đã được tăng cường xuống giúp nhân dân vùng lũ. Thiếu tướng Từ Hồng Sơn - Giám đốc CA tỉnh Quảng Bình cho biết: "Ngoài nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn tính mạng nhân dân, lực lượng công an cũng luôn đi đầu trong nhiệm vụ giúp nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ”.

Để giúp người dân có nguồn nước sạch để sinh hoạt, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình đã lắp đặt và đưa vào vận hành máy lọc nước uống liền NOMAX công nghệ của Australia với công suất 3.500 lít nước sạch/giờ. Với công nghệ này, nước lũ sau khi xử lý lắng, lọc thô, hệ thống lọc tinh, lọc than khử mùi và khử khuẩn bằng tia cực tím, có thể uống và sử dụng ngay. 

Ông Cao Quang Cảnh - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình cho biết: “Sau khi đưa máy lọc nước uống liền NOMAX ra vùng lũ, đến nay đã cung cấp khoảng 500.000 lít nước sạch cho hàng nghìn người dân vùng ngập lụt của 9 xã vùng nam huyện Quảng Trạch”.

Tại huyện Tuyên Hóa, chính quyền sát cánh cùng với người dân nỗ lực hết mình nhằm khắc phục hậu quả mưa lũ với tinh thần hết sức khẩn trương.

Xã Văn Hóa (Tuyên Hóa) nằm bên bờ sông Gianh nên bị ngập sâu. Nước vừa rút, người dân đã dùng cào, xô chậu làm vệ sinh nhà, sân, đường làng cho sạch bùn phù sa. Trận lũ đầu tháng 10 vừa qua vẫn còn hiện rõ trên từng mái nhà với ngổn ngang ngói vỡ, tấm lợp cong vênh; đồ dùng sinh hoạt gia đình của hầu hết các hộ dân còn chưa kịp được sửa sang thì nay lại thêm trận lũ mới.

Từ sáng sớm, các lực lượng đoàn viên thanh niên, phụ huynh đã có mặt giúp nhà trường làm vệ sinh trường lớp. Tuy nhiên do lớp bùn rất dày nên phải mất khá nhiều thời gian và thực hiện hết sức khẩn trương mới có thể xong việc trong vài ngày tới...-06-16_NNVN a 4- Hõ trự người dân vùng lũ.JPG21102013202925.JPG

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm