Lính Trung Quốc (trái) và lính Ấn Độ ở biên giới. Ảnh: DNA India.
"Ngoại trưởng S. Jaishankar nói với chúng tôi rằng sự hung hăng và luận điệu của Trung Quốc gần đây là không bình thường", AFP dẫn lời một thành viên nghị viện Ấn Độ hôm nay cho biết.
Hầu như ngày nào Bắc Kinh cũng cảnh báo láng giềng Ấn Độ về một cao nguyên xa xôi tại Himalaya, nơi binh lính hai nước đối đầu căng thẳng.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục giao thiệp với họ thông qua các kênh ngoại giao", hãng thông tấn Ấn Độ Press Trust of India dẫn lời Ngoại trưởng S. Jaishankar.
Những lo lắng về vùng đất gần ranh giới Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan tăng cao trong thời gian qua. Trung Quốc tố binh lính Ấn Độ xâm phạm lãnh thổ. Bhutan và Ấn Độ tuyên bố cao nguyên Doklam, Trung Quốc gọi là Donglang, là của Bhutan.
Bhutan không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, nước này là đồng minh thân cận của Ấn Độ. Bhutan cáo buộc binh lính nước này đã gặp một đơn vị quân đội Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ hôm 16/6 và xây dựng một con đường.
Trung Quốc cho biết sẽ đối thoại với Ấn Độ, chỉ khi binh lính Ấn Độ rút khỏi khu vực tranh chấp. Hai nước hiện còn một số tranh chấp ở biên giới và từng có chiến tranh hồi năm 1962 ở Arunachal Pradesh.
Năm 2014, hàng trăm binh lính Ấn Độ và Trung Quốc đối mặt nhau ở Đường Kiểm soát Thực tế, chạy dọc theo vùng tây bắc Ladakh của Ấn Độ.
Hôm 18/7, Quốc vụ khanh phụ trách nội vụ Ấn Độ Kiren Rijiju nói với nghị viện nước này rằng 73 con đường "tác chiến quan trọng" đã được xây dựng dọc biên giới, trong đó 30 con đường đã hoàn thành.
Tranh chấp Trung-Ấn gần đây làm dấy lên lo lắng trong cộng đồng quốc tế, Ngoại trưởng Australia hối thúc các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thân thiện.
"Chúng tôi không muốn thấy bất cứ sự leo thang căng thẳng nào có thể dẫn đến sai lầm", Ngoại trưởng Australia Julie Bishop hôm nay cho biết. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng quan ngại và kêu gọi các bên hướng tới hòa bình.
Ít nhất 91 dân thường đã bị lực lượng an ninh Myanmar bắn chết hôm nay, ngày đẫm máu nhất kể từ khi nổ ra cuộc biểu tình chống đảo chính và đòi dân chủ.
"Người Trung Quốc có quyền bày tỏ cảm xúc của mình và họ không chấp nhận việc các công ty nước ngoài kiếm tiền ở đây nhưng lại bôi nhọ Trung Quốc", bà Oánh nói.
Ít nhất 18.000 người dân Úc đã được sơ tán khỏi các trận lũ lụt trải rộng khắp vùng New South Wales và Queensland khi mưa lớn đổ như trút xuống vài ngày qua.
Cuộc chiến ngôn từ giữa đại lục và eo biển tiếp tục leo thang, sau khi Bắc Kinh bác cáo buộc của Đài Loan rằng lệnh cấm nhập khẩu dứa là mang tính chính trị.
Tòa án Myanmar cáo buộc thêm các tội danh mới đối với nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Đông Nam Á.
Chiến dịch “Dứa tự do” được người đứng đầu ngành ngoại giao Đài Loan Joseph Wu phát động, nhằm chống lại lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 3.
Chương trình Lương thực Thế giới cho biết, số người thiếu đói ở El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua đã tăng gần gấp bốn lần trong hai năm qua.
Việc để cho bão tuyết -“sát thủ đóng băng” hoành hành ở Mỹ khiến hàng chục người thiệt mạng và mất điện nước diện rộng là không có gì ngạc nhiên do thiếu chuẩn bị.
Mực nước sông Mekong ở miền bắc Thái Lan và khu vực hạ nguồn vẫn tiếp tục giảm, sau khi Trung Quốc ngừng xả nước từ đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam.
Quan điểm này được đưa ra sau khi Viện Nghiên cứu Thú y Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc tuyên bố đã nghiên cứu phát triển một loại vacxin tả lợn châu Phi (AFS) mới.
Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Biden không coi việc Triều Tiên phóng hai quả tên lửa tầm ngắn lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức là một "hành động khiêu khích".