| Hotline: 0983.970.780

An Giang đặt mục tiêu 100% cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn

Thứ Tư 24/11/2021 , 16:14 (GMT+7)

Đến năm 2025, tỉnh An Giang phấn đấu 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn.

An Giang phấn đấu đến năm 2025, có 90% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang phấn đấu đến năm 2025, có 90% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: UBND tỉnh An Giang vừa ban hành kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025.

Mục tiêu của kế hoạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở.

Thiết lập và phát huy hiệu quả kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng trong nước và mở rộng xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

Theo kế hoạch, tỉnh An Giang phấn đấu đến năm 2025, có 90% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng, người quản lý được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm. Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép trên tổng số mẫu giám sát trong chương trình giám sát an toàn thực phẩm nông, thủy sản không vượt quá 6%. 

Đến năm 2025, An Giang phấn đấu 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thẩm định đạt yêu cầu. 80% số cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn và kiểm tra việc thực hiện cam kết.

An Giang phát triển sản xuất chuối công nghệ cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang phát triển sản xuất chuối công nghệ cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đảm bảo an toàn thực phẩm như: GMP, SSOP, HACCP, ISO 22000 và 100% các địa phương có các mô hình và nhân rộng mô hình sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo chuỗi, áp dụng VietGAP, VietGAHP.

Đến năm 2025, An Giang có 100% các địa phương hoàn thành xây dựng cơ sở giết mổ tập trung phù hợp với điều kiện thực tiễn và cơ bản xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong các khu dân cư. 100% sản phẩm nông lâm thủy sản tham gia đánh giá, phân hạng cấp tỉnh đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm. Có ít nhất 1 chợ đầu mối thủy sản và 1 chợ đầu mối nông sản được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Theo ông Thư, để đạt được các mục tiêu trên, cần thực hiện hiệu quả dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất gắn với tái cơ cấu lại nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Tập trung quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, hóa chất bảo quản nông sản thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm. Quản lý chất lượng, an toàn các loại rau, củ quả trên thị trường, đặc biệt là dư lượng thuốc BVTV, hóa chất bảo quản trên các sản phẩm này.

    Tags:
Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.