| Hotline: 0983.970.780

An Giang: Nhiều thuận lợi khi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thứ Năm 28/12/2023 , 06:18 (GMT+7)

Với lợi thế lớn về sản xuất lúa gạo, An Giang đã tiên phong và tích cực tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xây dựng kênh phân phối lúa gạo vùng ĐBSCL

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Mục tiêu chung của Đề án là hình thành 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Là một tỉnh ở ĐBSCL có lợi thế lớn về sản xuất lúa gạo, An Giang là địa phương tiên phong và tích cực tham gia xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Tỉnh còn đăng ký thành lập Trung tâm sản xuất, phân phối lúa gạo của vùng ĐBSCL, thể hiện vai trò chủ lực trong xây dựng hệ sinh thái lúa gạo, nâng cao giá trị, thu nhập cho nông dân từ cây lúa.

Đề án này đi đúng vào trọng tâm của An Giang, bởi địa phương là một trong những tỉnh ở ĐBSCL có sản lượng lúa tốp đầu cả nước nhưng nông dân trong tỉnh vẫn chưa thật sự làm giàu từ cây lúa.

Với vai trò là doanh nghiệp đặt tại An Giang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã hưởng ứng tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, trong đó việc theo đuổi mô hình sản xuất lúa gạo bền vững quốc tế SRP (Sustainable Rice Platform) mang lại cho nông dân nhiều lợi ích. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), Lộc Trời là đơn vị duy nhất trên thế giới đạt số điểm SRP 100 và đạt 4 năm liên tiếp. 

An Giang đã tiên phong và tích cực tham gia xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, do Bộ NN-PTNT chủ trì thực hiện. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đã tiên phong và tích cực tham gia xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, do Bộ NN-PTNT chủ trì thực hiện. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời Nguyễn Duy Thuận, với các giải pháp về quản lý nước, phân bón và rơm rạ sau thu hoạch đúng cách, mô hình SRP giúp giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính trong quy trình canh tác lúa. Lộc Trời đã trình dự án về xác lập tín chỉ các bon lên hệ thống đánh giá và thẩm định của The Gold Standard. Sau khi được công nhận, đây sẽ là “hồ sơ xanh” cho mảng xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu và Hoa Kỳ, giúp tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp khi luật về “Thuế các bon” có hiệu lực vào năm 2025 ở các quốc gia này.

PGS.TS Dương Văn Chín (nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL) cho rằng, giảm phát thải khí nhà kính là đòi hỏi sống còn của thời đại và là chương trình hành động mang tính toàn cầu, phù hợp với cam kết xanh hóa nền kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Bản chất sản xuất lúa truyền thống làm phát sinh nhiều khí nhà kính. Để giảm phát thải, cần sử dụng giống xác nhận, giảm giống, giảm phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, kết hợp tưới nước ướt - khô xen kẽ, không đốt rơm rạ.

“41 tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững quốc tế SRP đáp ứng yêu cầu này. Mỗi tiêu chuẩn có thang điểm từ 1 - 3, đủ 90 điểm là đạt tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững, nhưng nếu đốt rơm rạ sẽ bị điểm liệt (không đạt chuẩn). Khi được cấp chứng nhận SRP, doanh nghiệp có thể in lên bao bì sản phẩm như một minh chứng, tạo lợi thế trong xu hướng tiêu dùng xanh”, PGS.TS Dương Văn Chín khẳng định.

Đến nay, An Giang có khoảng 90% diện tích canh tác lúa đều áp dụng '3 giảm 3 tăng', 47% diện tích áp dụng '1 phải 5 giảm'. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến nay, An Giang có khoảng 90% diện tích canh tác lúa đều áp dụng “3 giảm 3 tăng”, 47% diện tích áp dụng “1 phải 5 giảm”. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, nhiều năm nay, bình quân mỗi năm An Giang duy trì sản lượng trên 4 triệu tấn lúa. Đặc biệt, năng suất luôn đứng tốp đầu khu vực ĐBSCL. Để giải bài toán phát triển bền vững cả về sản lượng và chất lượng, An Giang đăng ký tham gia Đề án với lộ trình 100.000ha đến năm 2025 và 150.000ha đến năm 2030.

An Giang hiện có nhiều điều kiện thuận lợi để đóng góp vào thành công của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Toàn tỉnh có khoảng 30.000ha sản xuất lúa giống, với 20 doanh nghiệp đang tham gia liên kết. Khi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, tỉnh được sự hỗ trợ thêm của các viện, trường, chuyên gia có kinh nghiệm, đảm bảo duy trì được diện tích sản xuất lúa giống. An Giang còn có sự trợ lực lớn từ 5.000 hộ nông dân chuyên sản xuất lúa giống và có thể lai giống, thuận lợi cho tỉnh khi triển khai đề án.

Bên cạnh đó, An Giang luôn chủ động trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nên tỷ lệ áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” luôn được chú trọng. Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh có khoảng 90% diện tích canh tác lúa áp dụng “3 giảm 3 tăng”, 47% diện tích áp dụng “1 phải 5 giảm”.

An Giang đăng ký tham gia Đề án với lộ trình 100.000ha đến năm 2025 và 150.000ha đến năm 2030 sản xuất lúa chất lượng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đăng ký tham gia Đề án với lộ trình 100.000ha đến năm 2025 và 150.000ha đến năm 2030 sản xuất lúa chất lượng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngoài ra, để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường trong nước và đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đến nay, An Giang đã triển khai sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn SRP cho hơn 1.200 hộ nông dân, với tổng diện tích 22.000ha và 60ha sản xuất theo GlobalGAP, 20ha đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Theo ông Lâm, để tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đi vào thực chất, An Giang xác định diện tích thực hiện mô hình phải có hệ thống đê bao hoàn chỉnh, an toàn, chủ động hoàn toàn về thủy lợi bao gồm cả việc tưới và tiêu thoát nước, giao thông, vận chuyển, logistic được kết nối thuận tiện, thông suốt phục vụ cho sản xuất và thu mua lúa gạo.

Tổ chức lại sản xuất, nâng cao giá trị

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, mục tiêu chính của Đề án 1 triệu ha lúa là tổ chức lại sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực lúa gạo. “Vấn đề quan trọng đối với các địa phương vùng ĐBSCL là xây dựng được vùng nguyên liệu. Với các doanh nghiệp khi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa cần xác định trách nhiệm là phải gắn kết với bà con nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu bởi thực tế hiện nay, rất ít doanh nghiệp lúa gạo xây dựng được vùng nguyên liệu riêng”, ông Nam phân tích.

Đến nay, An Giang đã triển khai sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn SRP cho hơn 1.200 hộ nông dân, với tổng diện tích là 22.000ha và 60ha sản xuất theo GlobalGAP, 20ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến nay, An Giang đã triển khai sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn SRP cho hơn 1.200 hộ nông dân, với tổng diện tích là 22.000ha và 60ha sản xuất theo GlobalGAP, 20ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL đạt trên 500.000ha, tương ứng khoảng 1 triệu ha gieo trồng, sản lượng khoảng 6,2 triệu tấn lúa (3,8 triệu tấn gạo). Qua đó, thúc đẩy lợi nhuận bình quân của người trồng lúa đạt trên 35%; giảm lượng lúa giống xuống còn 80 kg/ha và lượng phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học giảm 30%. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích ứng dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP) và tương đương được công nhận đạt 80%, tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số đạt trên 20%.

Tổng đầu tư dự kiến cho Đề án 1 triệu ha lúa giai đoạn 2023 - 2030 trên 40.000 tỷ đồng. Nông dân tham gia liên kết là đối tượng được ưu tiên hỗ trợ, với chính sách đề xuất 30% chi phí mua giống lúa xác nhận ở định mức lượng giống sử dụng 80 kg/ha trong 4 vụ đầu liên tiếp. Đặc biệt, nông dân được vay ngân hàng không thế chấp tối đa 20 triệu đồng/vụ trong thời gian tham gia liên kết.

Xem thêm
Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.