| Hotline: 0983.970.780

Phát triển 'nông nghiệp xanh' cần sự thay đổi nhận thức của cộng đồng

Thứ Năm 30/11/2023 , 17:00 (GMT+7)

Sự chung tay của mỗi thành viên trong xã hội, sự thay đổi nhận thức của từng cá nhân là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.

Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á - Văn phòng đại diện tại Hà Nội (RLS SEA) vừa tổ chức tọa đàm quốc tế “Khung chỉ báo cho cộng đồng bền vững hướng tới chuyển đổi sinh thái - xã hội: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam".

Tọa đàm quốc tế 'Khung chỉ báo cho cộng đồng bền vững hướng tới chuyển đổi sinh thái - xã hội: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam'.

Tọa đàm quốc tế “Khung chỉ báo cho cộng đồng bền vững hướng tới chuyển đổi sinh thái - xã hội: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam".

Hài hòa kinh tế - môi trường để phát triển bền vững

Chuyển đổi sinh thái - xã hội là vấn đề hiện đang được rất nhiều quốc gia quan tâm trong tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Những tác động trái chiều từ tăng trưởng và phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trường sinh thái - xã hội đã tạo ra những hệ lụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai phát triển của cộng đồng.

Theo PGS.TS Đào Thanh Trường, Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường hay bảo vệ môi trường để phát triển kinh tế bền vững là cơ sở đầu tiên để bảo đảm sự phát triển bền vững nói chung, phát triển kinh tế nói riêng.

“Khi sự hài hòa trong phát triển của yếu tố môi trường, xã hội song hành cùng với các định hướng phát triển về kinh tế và tăng trưởng thì con người không chỉ là đối tượng thụ hưởng mà còn là chủ thể điều chỉnh tính cân bằng của tất cả những yếu tố trên.

Sự chung tay của mỗi thành viên trong xã hội, sự thay đổi nhận thức của từng cá nhân đến cộng đồng chính là yếu tố quan trọng nhất để các mục tiêu phát triển bền vững đi vào cuộc sống”, PGS.TS Đào Thanh Trường nhấn mạnh.

PGS.TS Đào Thanh Trường nhấn mạnh, sự thay đổi nhận thức của từng cá nhân và cộng đồng chính là yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

PGS.TS Đào Thanh Trường nhấn mạnh, sự thay đổi nhận thức của từng cá nhân và cộng đồng chính là yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Gần đây nhất, tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 diễn ra ở Glasgow (Scotland), cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050.

Cú hích từ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Theo TS Vũ Dương Quỳnh, Viện Môi trường Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tại Việt Nam, vấn đề phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái - xã hội đang nhận được sự quan tâm từ các tổ chức trong và ngoài nước. Điều đó được thể hiện qua việc các địa phương đang triển khai nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp như lúa - tôm, lúa - cá, mô hình nông nghiệp “thuận thiên”…

Ngân hàng Thế giới cũng đã tài trợ cho công tác đánh giá các mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái tại Việt Nam, từ đó đưa ra những kinh nghiệm nhằm thúc đẩy những mô hình này phát triển hiệu quả và bền vững.

TS Vũ Dương Quỳnh cũng chỉ ra minh chứng khác thể hiện vấn đề phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái - xã hội đang được Nhà nước cũng như Chính phủ đặc biệt quan tâm, đó là mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Mục tiêu chung của Đề án là hình thành 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Theo đó, về tổ chức sản xuất, Đề án hướng tới 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích; trên 1 triệu hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững...

Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh, Đề án hướng đến tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%; 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng; giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống.

Từ năm 2018 đến nay, IPAM và RLS SEA đã triển khai hàng loạt dự án trong hợp phần chuyển đổi sinh thái - xã hội, bao gồm các hoạt động như tổ chức hội thảo quốc tế, xuất bản sách, tài liệu nghiên cứu và tổ chức trại hè khoa học cho các học viên trẻ đam mê nghiên cứu khoa học về chủ đề môi trường và phát triển bền vững.

Từ tháng 6 - 11/2023, nghiên cứu “Khung chỉ báo cho cộng đồng bền vững hướng tới chuyển đổi sinh thái - xã hội: Nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam” đã được thực hiện và được xem như bước thử nghiệm đầu tiên của dự án.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Tiền Giang phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Sau phát động, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa thành kế hoạch với những nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tổ chức thực hiện thắng lợi Đề án.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.