| Hotline: 0983.970.780

Ăn trộm mà như đi hội

Thứ Tư 29/02/2012 , 13:47 (GMT+7)

Dọc tỉnh lộ 639, đoạn ngang qua địa bàn xã Cát Thành (Phù Cát, Bình Định), người dân khai thác trộm titan ngang nhiên và đông như... đi hội.

Công khai khai thác titan lậu
Dọc tỉnh lộ 639, đoạn ngang qua địa bàn xã Cát Thành (Phù Cát, Bình Định), chúng tôi thấy người dân đi khai thác trộm titan ngang nhiên và đông đảo như nông dân xuống đồng vào vụ SX.

Công khai làm lậu

Tại đoạn đường thuộc địa bàn thôn Chánh Thiện xã Cát Thành, hàng trăm chiếc xe máy dựng san sát. Bên kia phía biển, trên động cát cao, tiếng cười nói râm ran vang vọng cả vùng đất thanh vắng. Trước mắt chúng tôi là cảnh khai thác titan rầm rộ bằng phương pháp thủ công của hàng trăm người dân.

Đồ dùng khai thác titan của họ rất đơn giản: 1 đôi thùng gánh nước, 1 cái ca múc nước, 1 cái xẻng, 1 cái máng bằng gỗ dài chừng 1 m, rộng 3cm và những bao tải cước. Họ chia thành từng cặp, hoặc là vợ chồng, hoặc là anh em để phối hợp “tác chiến”.

Người đứng dưới hố, xúc cát đổ lên bờ. Khi đã đầy 1 đống cát cao, người này liền leo lên khỏi hố cát, gánh đôi thùng đi lấy nước. Người ngồi trên bờ với chiếc máng gỗ được đặt xuôi xuống cái hố nhỏ. Dưới đáy hố lót tấm bạt, bên trên đổ đầy nước. Ngay miệng máng được trùm 1 bao tải cước. Người đãi titan liên tục dùng ca nhựa múc nước từ hố nhỏ xối lên chiếc máng đầy cát. Cát theo nước trôi vào bao tải, titan nặng hơn nên ở lại dưới đáy chiếc máng gỗ, khi titan thô đã khá đầy trong lòng máng, chúng được xúc cho vào 1 bao tải khác. Cứ thế, công việc tiếp nối từ sáng đến chiều.

Tôi hỏi một người phụ nữ: “Mỗi ngày vợ chồng chị thu nhập được bao nhiêu?”. “Ngày nào làm gắt thì đãi được 500kg đất đen (titan thô). Giá bán mỗi kg 1.000đ, vị chi vợ chồng tui thu được mỗi ngày 500 ngàn đồng”. “Giữa biển cát mênh mông lấy đâu ra nước mà làm?”. “Người có điều kiện mang máy đến bơm nước từ mạch ngầm vừa để làm vừa bán cho tụi tui. Mỗi ngày làm, tui trả tiền nước mất 10.000đ”. “Người ta mua cát đen mạnh không?”. “Úi cha, không có để cho các đầu nậu tại địa phương thu. Sau đó các đầu nậu bán cho người trong TP Quy Nhơn ra mua. Đêm nào xe tải cũng chở đi rần rật”.

Rời “công trường” khai thác titan lậu, tôi chạy xe máy về khu vực trung tâm xã. Thật ngạc nhiên, dọc tỉnh lộ 639, những đống titan thô cao ngất được đổ rải rác khắp nơi, không cần che giấu. Kể cả dọc những con đường liên thôn, đâu đâu cũng thấy tiatan. Thậm chí có “kho” titan nằm lồ lộ giữa trời, chỉ cách UBND xã Cát Thành chỉ hơn 100m, trông cứ như đang “giới thiệu mặt hàng”.

Không thể kiểm soát

Chủ tịch UBND xã Cát Thành Nguyễn Hữu Hạnh cho biết, nạn khai thác titan lậu xuất hiện từ năm 2007, sau nỗ lực ngăn chặn của chính quyền địa phương, tình hình lắng dịu 1 thời gian. Đến năm 2010, UBND tỉnh Bình Định có quyết định thu hồi diện tích đất của Cty Khoáng sản Bimal thuê trước đây nay đã khai thác titan xong, Bộ TN-MT đã quyết định đóng mỏ tại khu vực thôn Hóa Lạc. Sau khi Cty Bimal rút đi, người dân lập tức ập vào khu vực ấy để khai thác “mót”.

Hiện nay, mỗi ngày có từ 300 đến 500 người dân tập trung về bãi cát khai thác titan lậu, tập trung ở các thôn Chánh Hóa, Chánh Thiện và Hóa Lạc. Dân khai thác trái phép ban ngày kéo nhau ra bãi cát đãi titan, đến chiều dùng xe máy hoặc xe cọc cạch kéo rơ - móc chở về bán cho hơn 20 đầu nậu thu mua tại địa phương. Khoảng từ 5 giờ chiều trở đi, tuyến tỉnh lộ 639 nghìn nghịt các phương tiên chuyên chở ti tan lậu. Đêm đến, xe tải tập trung về điểm tập kết thu hàng, sau đó chở về Quy Nhơn.

"Chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra các phương tiện chở titan trên mọi tuyến giao thông. Nếu phát hiện titan lậu sẽ xử lý nghiêm", ông Hồ Quốc Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Trước đây, xe tải về tận những con đường liên thôn để chở titan, nhưng nhờ người dân địa phương kiên quyết ngăn chặn vì sợ xe có tải trọng nặng làm hư đường bê tông và hư cầu, chính quyền địa phương cũng đã cắm biển cấm nên giờ tuyến lưu thông duy nhất của titan lậu là tỉnh lộ 639. Mặc dù còn mỗi đường độc đạo, lại có thêm lực lượng Bộ đội Biên phòng Đồn 316 hỗ trợ việc chặn bắt phương tiện chở titan lậu nhưng xem ra vẫn cứ... chào thua.

“Mỗi khi tổ công tác chặn xe tải, tài xế đã không dừng theo lệnh mà cứ chạy. Vì để bảo đảm an toàn tính mạng chúng tôi phải dạt ra, và tất nhiên xe chở titan lậu tẩu thoát”, chủ tịch UBND xã Cát Thành Nguyễn Hữu Hạnh chua chát nói.

Không chỉ ở Cát Thành, tại xã Cát Khánh (Phù Cát), tình hình khai thác trộm titan cũng đang diễn ra nghiêm trọng. Ông Phạm Dũng Luận, Phó phòng TN-MT huyện Phù Cát, than vãn: “Mỗi khi các xã tổ chức vận động, tuyên truyền thì không thể mời dân, vì lực lượng này quá đông, và dù có mời họ cũng không đi. Còn các đầu nậu, cam kết thì vẫn cam kết nhưng sau đó vẫn tiếp tục thu mua”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm