| Hotline: 0983.970.780

ASEAN hợp tác số hóa trong phát triển nông thôn

Thứ Hai 05/09/2022 , 11:05 (GMT+7)

ASEAN công nhận đổi mới kỹ thuật số là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo vật chất, thể chế và người dân kết nối trong khu vực.

52 sáng kiến cấp khu vực về PTNT và xóa đói giảm nghèo

Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo lần thứ 19 (SOMRDPE 19) được tổ chức tại Hà Nội vừa qua đã thông tin về Khung Kế hoạch Hành động về Phát triển Nông thôn và Xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025.

Ông Nguyễn Hà Huế, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho biết, Khung Kế hoạch Hành động được thông qua vào năm 2021 nhằm đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tổng thể cho người nghèo vùng nông thôn. Nhờ vậy, các dự án, sáng kiến trong khuôn khổ Khung Kế hoạch giúp những nhóm người nghèo nhất tại khu vực hẻo lánh được hưởng lợi từ quá trình phát triển nông thôn.

IMG_1034
IMG_1034

Việt Nam chủ trì Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo lần thứ 19 (SOMRDPE 19) và Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN và 3 nước đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo lần thứ 15 (SOMRDPE + 3). Ảnh: Linh Linh. 

Đại diện Bộ NN-PTNT thông tin, khung Kế hoạch gồm 52 dự án và sáng kiến đã và đang được triển khai nhằm thực hiện hóa mục tiêu phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Theo đó, nhằm tăng tính hiệu quả và sự thành công của Khung Kế hoạch hành động trong vòng 5 năm tới, SOMRDPE xác định năm yếu tố và mục tiêu cụ thể đi kèm gồm kinh tế, con người, tính bảo hộ, chính trị và tính bao trùm.

Ở khu vực kinh tế, SOMRDPE xác định cần chuyển đổi chuyển đổi nông thôn nhanh chóng, tạo điều kiện để khu vực này tham gia vào các cơ hội kinh tế xã hội.

Đối với yếu tố con người, cần bảo người dân ở khu vực nông thôn được tiếp cận giáo dục, dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe hướng tới cải thiện phúc lợi và đới sống lành mạnh tại các cộng đồng nông thôn. Đối với yếu tố bảo hộ, Khung Kế hoạch đặt mục tiêu thể chế hóa các chương trình ứng phó với thiên tai đối với rủi ro môi trường và biến đổi khí hậu hướng tới khả năng phục hồi nhanh chóng của cộng đồng và hộ gia đình. Đối với yếu tố chính trị, cần quản trị hiệu quả, thể chế hóa các quy chế, quy trình nhằm tăng cường sáng kiến phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Ở mục tiêu bao trùm, Khung Kế hoạch kêu gọi thể chế hóa các cơ chế phát triển nông thôn đa bên, đặc biệt tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thanh niên, và các lĩnh vực dễ bị tổn thương khác tại khu vực nông thôn.

Đẩy mạnh hợp tác công nghệ số trong ASEAN+3

Số hóa và đổi mới công nghệ đang mang đến những cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho khu vực nông thôn. Chuyển đổi số giúp thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại hơn, bắt kịp quá trình phát triển chung nhưng đi kèm theo đó là những yêu cầu cấp thiết về đầu tư vào cơ sở hạ tầng và con người.

Theo dự thảo Kế hoạch Tổng thể ASEAN về Phát triển nông thôn giai đoạn 2022 - 2026, chuyển đổi số và áp dụng công nghệ tiên tiến tại khu vực nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nông thôn tại khu vực.

ASEAN nhận thức được tầm quan trọng của số hóa và trên thực tế đã đưa chuyển đổi số, áp dụng công nghệ tiên tiến trở thành một phần quan trọng trong Kế hoạch tổng thể về Kinh tế ASEAN (AEC) 2025. ASEAN cũng công nhận đổi mới kỹ thuật số là một trong những trụ cột quan trọng để đảm bảo vật chất, thể chế và người dân kết nối trong khu vực. Tuy nhiên, để thực hiện nỗ lực này, cần có không gian và môi trường thuận lợi cho khu vực ASEAN nói chung và các nước thành viên ASEAN nói riêng tiếp cận với số hóa. Điều này đòi hỏi các nước phải xây dựng chiến lược từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, nâng cao năng lực của con người về mặt kiến thức và khả năng thích ứng với số hóa trong phát triển nông thôn.

chuy_E1_BB_83n_20_C4_91_E1_BB_95i_20s_E1_BB_91_20trong_20n_C3_B4ng_20nghi_E1_BB_87p

Số hóa trong nông nghiệp và phát triển nông thôn là một lĩnh vực đầy triển vọng

Số hóa trong nông nghiệp và phát triển nông thôn là một lĩnh vực đầy triển vọng, giúp thu hẹp khoảng cách giữa khoa học và tư duy truyền thống, giúp tăng cường an ninh lương thực và thu nhập tại các cộng đồng nông nghiệp. Cách tiếp cận với các công nghệ mới giúp đảm bảo năng suất, sự ổn định và an toàn theo chuỗi giá trị trong hệ thống sản xuất.

Mỗi thành viên ASEAN có nhu cầu và khả năng số hóa khác nhau, vô hình chung tạo ra thách thức trong nỗ lực chuyển đổi số trong phát triển nông thôn tại khu vực. Như vậy, để số hóa tại nông thôn đi vào hiệu quả, cần có quá trình đánh giá và lập kế hoạch phù hợp. Cộng đồng và các bên liên quan tại địa phương cần phải được tạo điều kiện để tham gia vào quá trình. Bên cạnh đó, yếu tố chính sách cũng cần được chú trọng nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong quá trình chuyển đổi số, bảo đảm sự tham gia của nhóm dễ bị tổn thương hoặc nhóm yếu thế khi đối mặt với những khó khăn trong việc số hóa và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Một trong những đối tác của ASEAN+3 cũng đưa ra đề xuất hợp tác số hóa tại Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN và 3 nước đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) về phát triển nông thôn. 

Tại hội nghị, đại diện phía Trung Quốc khẳng định xóa đói giảm nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và người dân Trung Quốc trong phát triển một xã hội bền vững. Những năm qua, chính phủ và các tổ chức xã hội nước này đã thực hiện nhiều nỗ lực nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân ở nông thôn, rút ngắn khoảng khách giữa thành thị và nông thôn, tăng tốc đô thị hóa, giúp người lao động thu nhập thấp ở nông thôn được thụ hưởng thành quả phát triển của đất nước... Đây cũng là những mục tiêu mà Trung Quốc muốn hợp tác cùng ASEAN trong thời gian tới.

Cùng chia sẻ, đại diện SOM của Nhật Bản đề cập tới những đóng góp và hợp tác của nước này với khối ASEAN trong lĩnh vực phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo thông qua Quỹ Liên kết ASEAN - Nhật Bản (JAIF). Theo đó, nhiều dự án và sáng kiến dưới sự tài trợ của JAIF đã giúp cộng đồng ASEAN phát triển nông thôn bền vững hơn, tăng cường sản lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo đảm an ninh lương thực.

Phía Hàn Quốc cho rằng hợp tác Hàn Quốc - ASEAN đã phát huy tốt trong lĩnh vực cơ cấu nông nghiệp, xây dựng thể chế và năng lực của người lao động. “Bắt đầu từ năm nay, Hàn Quốc hỗ trợ ba nước ASEAN trong áp dụng công nghệ số để tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu”, đại diện phía Hàn Quốc thông tin. Theo đó, Hàn Quốc cũng muốn tăng cường hợp tác với các nước ASEAN trong lĩnh vực số hóa và công nghệ tiên tiến nhằm tăng cường thu nhập cho người nông dân thông qua cải thiện năng suất, mở rộng cơ sở sản xuất và trung tâm nghiên cứu tại khu vực nông thôn.

Dự thảo Kế hoạch Tổng thể ASEAN về Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu xây dựng một khu vực Đông Nam Á sôi động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, phát huy tiềm năng mạnh mẽ của nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho từng cá nhân và tất cả mọi người tham gia và hưởng lợi từ công cuộc phát triển nông thôn, được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, một cộng đồng ASEAN với cơ chế quản trị tốt giúp đảm bảo điều kiện sống an toàn và lành mạnh cho người dân, bảo đảm an ninh lương thực, không đói nghèo, xây dựng một nền kinh tế - xã hội có tính bao trùm và thích nghi vói biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hải Phòng khai trương dự án Chính quyền số

HẢI PHÒNG Chiều 21/11, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khai trương Dự án ‘Chính quyền số’ để chào mừng ngày chuyển đổi số quốc gia 2024.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.