| Hotline: 0983.970.780

ATK Định Hóa phát huy tiềm năng, thế mạnh cây chè

Thứ Năm 15/11/2018 , 14:49 (GMT+7)

Định Hóa hiện có 19 làng nghề chè truyền thống tại 8 xã vùng chè trọng điểm là: Trung Lương, Bình Yên, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu và Trung Hội. Nằm trong các làng nghề có 2 hợp tác xã và 10 tổ hợp tác sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP...

14-34-11_1
Hội thảo nâng cao lợi thế cạnh tranh, hướng đến chuẩn chất lượng cho sản phẩm chè Định Hóa

Xác định cây chè là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn, những năm qua, huyện Định Hóa (Tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân mở rộng diện tích trồng chè, chuyển đổi cơ cấu giống và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè. Ngày 15/11/2018, lần đầu tiên, UBND huyện Định Hóa tổ chức Lễ vinh danh các làng nghề chè của địa phương.
 

Nâng cao lợi thế cạnh tranh

Sự kiện quan trọng của Lễ vinh danh làng nghề chè là Hội thảo nâng cao lợi thế cạnh tranh, hướng đến chuẩn chất lượng hàng hóa cho sản phẩm chè Định Hóa. Nhiều tài liệu nghiên cứu, các ý kiến tâm huyết của nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp và người làm chè được đề cập với mục đích không ngừng nâng cao giá trị, tiềm năng cây chè trên đất ATK Định Hóa.

14-34-11_2
Thi hái chè

Với hơn 2.530ha chè, Định Hóa là địa phương có diện tích chè đứng thứ 4 của tỉnh Thái Nguyên (sau huyện Đại Từ, Phú Lương và Đồng Hỷ). Ông Lương Văn Lành (Bí thư huyện ủy huyện Định Hóa) cho biết, để khuyến khích người dân tiến hành chuyển đổi cơ cấu giống, đưa những giống chè lai chất lượng cao vào sản xuất, năm 2011, huyện Định Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ 50% giá giống cho người dân khi tiến hành chuyển đổi từ diện tích chè trung du sang trồng các giống chè lai, riêng hộ nghèo được hỗ trợ 100% giá giống và phân bón. Với chính sách đó, từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đã trồng mới và trồng thay thế được trên 1.050ha chè (là địa phương có diện tích chè trồng mới nhiều thứ 2 của tỉnh). Chè Định Hóa có các giống chè lai cho năng suất và giá trị kinh tế cao như: LDP1, PH1, TRI 777, Long Vân, Kim Tuyên, Thúy Ngọc…

Tính đến cuối năm 2018, tổng diện tích chè cành giống mới trên địa bàn huyện đạt gần 1.200 ha (chiếm 47% tổng diện tích chè của huyện); diện tích chè được chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 233,4 ha (chiếm 21,65% tổng diện tích chè VietGAP toàn tỉnh). Nếu như năm 2011, năng suất chè bình quân của huyện chỉ đạt 70-80tạ/ha thì nay đã đạt 112 tạ/ha (tương đương với năng suất chè bình quân của Thái Nguyên), sản lượng chè búp tươi hằng năm đạt trên 24.000 tấn; giá trị kinh tế của 1ha chè đạt 115 triệu đồng, tăng 45 triệu đồng/ha so với năm 2011. Có thể nói, chè Định Hóa bây giờ đã tiệm cận với các vùng chè khác của Thái Nguyên trên cả 3 mặt năng suất, chất lượng và giá trị.
 

Chuẩn chất lượng

Định Hóa hiện có 19 làng nghề chè truyền thống tại 8 xã vùng chè trọng điểm là: Trung Lương, Bình Yên, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu và Trung Hội. Nằm trong các làng nghề có 2 hợp tác xã và 10 tổ hợp tác sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Việc phát triển làng nghề chè cùng chính sách hỗ trợ của huyện đã tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện, các làng nghề chè hiện đang giải quyết việc làm ổn định cho trên 1.500 lao động với mức thu nhập bình quân đạt từ 3,5 triệu  đến 5 triệu đồng/người/tháng. Sản lượng chè búp tươi của các làng nghề đạt khoảng 5.000 tấn/năm; năng suất bình quân đạt 115 tạ/ha; giá bán trung bình từ 200.000 - 350.000 đồng/kg chè búp khô.

14-34-11_3
Thi chế biến chè

Ông Bùi Quang Huân (Chủ tịch hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên) cho biết, Thái Nguyên có hơn 90 % các làng nghề là chè. Có thể nói các làng nghề chè chính là cơ sở để nâng cao giá trị sản phẩm chè theo chuỗi giá trị gia tăng. Làng nghề chè cũng tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngàng nghề, tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghệp, góp phần xây dựng NTM. Lễ vinh danh các làng nghề chè của Định Hóa khẳng định tầm quan trọng của cây chè, người làm chè trong các làng nghề đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Bà Triệu Thị Nga, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Định Hóa cho biết: Thời gian tới, Định Hóa sẽ tập trung chỉ đạo phát triển cây chè theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững; mở rộng diện tích chè giống mới đặc biệt là chè lai chất lượng cao để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến chè xanh, chè đen. Huyện phấn đấu đến năm 2020, diện tích chè toàn huyện sẽ duy trì ổn định từ 2.600 - 3.000ha, trong đó, trên 500ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; năng suất chè búp tươi bình quân đạt 115 tạ/ha; sản lượng đạt trên 25.000 tấn/năm.

14-34-11_4
Thi nương chè đẹp

Tổng hợp các ý kiến tham luận, đóng góp tại hội thảo, ông Ma Đình Đối (Chủ tịch UBND huyện Định Hóa) khẳng định, Định Hóa sẽ thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung của Dự án Phát triển cây chè (trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020) và theo Quy hoạch ngành Nông nghiệp huyện Định Hoá đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất chè trọng điểm gồm 16 xã để làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao. Bên cạnh đó, huyện sẽ tập trung đầu tư phát triển sản xuất chè theo hướng thâm canh, tăng năng suất, an toàn, chất lượng. Đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ cho các làng nghề chè tham gia Hội chợ quảng bá xúc tiến thương mại, vận dụng các cơ chế hỗ trợ của tỉnh, huyện để khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành hợp tác, liên kết trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè cho người dân.

Cùng với Hội thảo nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm chè, Lễ vinh danh các làng nghề chè huyện Định Hóa còn có các hoạt động như tổ chức thi hái ché, nương chè đẹp, kỹ thuật xao chè và thi sản phẩm chè chất lượng cao.

14-34-11_6
Trình diễn nghệ thuật pha trà, mời trà
14-34-11_7
Chấm điểm cho sản phẩm thi búp chè vàng
14-34-11_8
Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, cổ vũ

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Kinh nghiệm 10 ngày thần tốc của Thái Lan

Cả hệ thống nông nghiệp Thái Lan đã vào cuộc, nhằm giải quyết dứt điểm việc tồn dư vàng O trên sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất