| Hotline: 0983.970.780

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế TP.HCM năm 2021

Thứ Năm 10/06/2021 , 17:27 (GMT+7)

Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM Trần Hoàng Ngân đưa ra ba kịch bản tăng trưởng kinh tế TP.HCM năm 2021 tùy thuộc vào việc khống chế dịch bệnh Covid-19.

Theo TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, vacxin phòng Covid-19 chính là chìa khóa của sự hồi phục kinh tế. 

Theo TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, vacxin phòng Covid-19 chính là chìa khóa của sự hồi phục kinh tế. 

Tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM và các doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sáng 10/6, TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM cho rằng, vacxin phòng Covid-19 chính là chìa khóa của sự hồi phục kinh tế. Do đó, thời gian qua thế giới đã triển khai đợt tiêm chủng vacxin lớn nhất trong lịch sử.

Thế giới nhìn nhận lạc quan về Việt Nam bởi năm 2020 chúng ta kiểm soát dịch Covid-19 rất tốt. WB đánh giá Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021; trong khi đó Mỹ xếp Việt Nam vào nhóm ít nguy cơ, người dân Việt Nam được ưu tiên khi tới Mỹ. Điều đó cho thấy, sự lạc quan về kinh tế Việt Nam rất lớn”, ông Trần Hoàng Ngân chia sẻ.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, khi nền kinh tế hồi phục, giá hàng hóa có xu hướng tăng cao, tăng áp lực lạm phát. Ví dụ giá thép, dầu, quặng sắt, nhôm, phân bón, thức ăn, gia súc, đậu bắp, đậu tương tăng trở lại. Điều này dẫn đến tác động nặng nề với ngành xây dựng, nông nghiệp, đầu tư công.

Kinh tế phục hồi cũng mang lại những mặt tích cực như vai trò của thương mại điện tử lên ngôi, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa tăng cao; cơ hội thu hút các doanh nghiệp lớn vào Việt Nam.

Trước bối cảnh hiện nay, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đưa ra ba kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế của TP.HCM. "Tất cả kịch bản sẽ thất bại nếu Việt Nam không nhập được vacxin phòng Covid-19 và tiêm cho công dân, người lao động. Tuy nhiên, kế hoạch lạc quan là Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vacxin phòng Covid-19 trong năm 2021", ông Trần Hoàng Ngân nói.

Ở kịch bản thấp, ông Ngân cho rằng, nếu TP.HCM khống chế dịch bệnh Covid-19 trong tháng 8/2021, dịch bệnh Covid-19 cơ bản kiểm soát được ở một số tỉnh thành, thì tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm 2021 của TP.HCM sẽ đạt 5,02% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 của TP.HCM sẽ đạt 4,9% so với cùng kỳ.

Ở kịch bản trung bình, nếu TP.HCM kiểm soát được dịch Covid-19 trong tháng 7/2021, trong nước, cơ bản đã kiểm soát được dịch tại các tỉnh thành, giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước. Nền kinh tế thế giới sẽ ấm dần lên, các gói hỗ trợ nền kinh tế cũng đang được nhiều nước lớn triển khai và sẽ có tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại, sẽ giúp nền kinh tế cả nước phục hồi tăng trưởng. Các biện pháp phong tỏa ở một số quốc gia được xóa bỏ, TP.HCM có khả năng nối lại một số đường bay quốc tế và kích cầu du lịch nội địa. Khi đó, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm 2021 của TP.HCM sẽ đạt 5,26% so với cùng kỳ; tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm 2021 của TP.HCM sẽ đạt 5,53% so với cùng kỳ.

Chích vacxin phòng Covid-19 cho công nhân thuộc các doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp là một trong những điều quan trọng, nhằm tránh đứt gãy quá trình sản xuất, hồi phục kinh tế. Ảnh: N.Nhi.

Chích vacxin phòng Covid-19 cho công nhân thuộc các doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp là một trong những điều quan trọng, nhằm tránh đứt gãy quá trình sản xuất, hồi phục kinh tế. Ảnh: N.Nhi.

Còn ở kịch bản cao, nếu TP.HCM khống chế được dịch Covid-19 trong quý 2/2021, TP.HCM tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa (dự án đường vành đai 2, đường vành đai 3, cầu Thủ Thiêm 2...), cải thiện môi trường đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang đất phi nông nghiệp và 5 nhóm đề xuất kiến nghị của TP.HCM với Thủ tướng được triển khai thuận lợi. Đồng thời, thực hiện các giải pháp hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, TP.HCM đạt được tiến bộ khả quan về tiêm vacxin phòng Covid-19, làm tiền đề cho việc khống chế dịch và tạo tâm lý khả quan của người dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tận dụng được những lợi thế từ các hiệp định thương mại, tái cấu trúc doanh nghiệp tạo ra sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, chủ động được nguồn nguyên liệu, khả năng nối lại du lịch với một số quốc gia. Tâm lý ổn định và lạc quan của người tiêu dùng khi dịch được kiểm soát tốt sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm, du lịch.

“Việt Nam kiểm soát dịch tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước khởi sắc trở lại. Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công hỗ trợ phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ có vacxin phòng Covid-19 trong năm 2021 và triển khai năm 2021 đến quý 1/2022. Đồng thời, các quốc gia trên thế giới cần kiểm soát được dịch, nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, giá dầu ổn định, thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại của nền kinh tế cả nước. Với bối cảnh như trên, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm 2021 của TP.HCM sẽ đạt 5,74% So với cùng kỳ; tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm 2021 của TP.HCM sẽ đạt 6,37% so với cùng kỳ.

Theo ông Ngân, với quyết tâm chính trị cao nhất, cùng sự đồng thuận của lãnh đạo và nhân dân TP.HCM đồng lòng sẽ biến mọi khó khăn thành cơ hội, tháo gỡ và giải quyết nhanh những tồn động trong thời gian qua, chung tay hỗ trợ doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nhanh khi dịch Covid-19 dần qua đi.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.