| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Phát triển chuỗi giá trị ngành tôm bền vững

Thứ Bảy 26/11/2022 , 07:48 (GMT+7)

Bạc Liêu Bạc Liêu xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong năm trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

ện 

Bạc Liêu hướng đến xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành tôm bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Bạc Liêu hướng đến xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành tôm bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Kim ngạch xuất khẩu tôm đứng thứ 3 cả nước

Tỉnh Bạc Liêu xếp vị trí thứ 3 với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2022 đạt 631,50 triệu USD, tăng 9,88% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm đông ước đạt 614,83 triệu USD, bằng 68,79% kế hoạch, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bạc Liêu hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh hiện có. Năm 2021, Bạc Liêu sản xuất trên 209.910 tấn tôm, nhưng số tôm nguyên liệu được đưa vào các nhà máy chế biến chỉ dừng ở con số khoảng 115.000 tấn, chiếm 54%/tổng sản lượng làm ra. Điều này đồng nghĩa với việc có 94.910 tấn, chiếm khoảng 46%/tổng sản lượng tôm không được đưa vào các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Bạc Liêu được xem là trung tâm sản xuất giống tôm lớn nhất vùng ĐBSCL, sản lượng sản xuất 34 - 35 tỷ con tôm giống/năm, chiếm 50% thị phần giống khu vực ĐBSCL và 30% thị phần giống cả nước. Hiện toàn tỉnh có 349 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, 30 cơ sở sản xuất tôm càng xanh giống, công suất thiết kế 800 triệu post/năm với sản lượng 600 triệu con/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tỉnh Bạc Liêu sản xuất 29 tỷ post tôm giống. Trong đó, tôm chân trắng 18 tỷ post, tôm sú 11 tỷ post, đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu con giống trong tỉnh. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 177 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, sản phẩm cải tạo môi trường trong NTTS.

Ông Nguyễn Hoàng Xuân, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu cho biết: Hiện tại Bạc Liêu đang sản xuất tôm sú truyền thống, tôm sú gia hóa, tôm thẻ chân trắng dòng post tiêu chuẩn. Post Standard là dòng tôm bố mẹ tạo ra con post có khả năng kháng bệnh cao, phù hợp cho các khu vực có điều kiện nuôi khó khăn hoặc nuôi theo truyền thống quảng canh, bán thâm canh. Ngoài ra, dòng Post Superior - dòng siêu tăng trưởng là thế hệ tôm bố mẹ tiếp theo tạo ra post có tốc độ phát triển rất nhanh, size và đạt trọng lượng về đích lớn với tỷ lệ sống tuyệt vời trong ao, phù hợp cho khu vực nuôi công nghệ cao, mật độ từ 200 - 300 con/m2.

Đối với mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, năm 2021 diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh toàn tỉnh 10.454 ha (90% số hộ nuôi là ao đất), năng suất thu hoạch đạt trung bình 3,5 tấn/ha (cao nhất đạt 7 tấn/ha), tỷ lệ hộ nuôi thành công chiếm khoảng 50% diện tích thả nuôi. Trong 9 tháng đầu năm 2022 diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh đạt gần 9.700 ha, năng suất dao động trung bình từ 1,8 - 2,2 tấn/ha/vụ. Từ năm 2018 đến nay đối mô hình này giảm, do nhiều hộ đã chuyển sang nuôi thẻ chân trắng siêu thâm canh và thâm canh.

Về kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, ông Xuân cho biết, tỉnh Bạc Liêu Hiện có 2 Liên hiệp HTX (Liên hiệp HTX lúa thơm - tôm sạch Bạc Liêu trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi, gồm 21 HTX thành viên, vốn điều lệ 3 tỷ đồng và Liên hiệp HTX Vĩnh Lộc trên địa bàn huyện Hồng Dân, gồm 7 HTX thành viên, vốn điều lệ 300 triệu đồng. Có 152 HTX đang hoạt động, trong đó 65 HTX trồng trọt, 50 HTX nuôi trồng thủy sản 1 HTX khai thác thủy sản, 29 HTX tổng hợp, 4 HTX chăn nuôi và 3 HTX diêm nghiệp.

Kiến tạo không gian phát triển

Bạc Liêu tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và nhiều dự án động lực đang tập trung đẩy nhanh tiến độ. Cụ thể thời gian gần đây, tỉnh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất giống thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản, trong đó lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhiều nhất.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 5 doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: Công ty cổ phần Việt Úc Bạc Liêu, Công ty cổ phần Việt Úc Nhà Mát, Công ty TNHH công nghệ sinh học Trúc Anh, Công ty TNHH MTV Long Mạnh, Công ty TNHH MTV Hải Nguyên và 18 đơn vị được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế BAP, GlobalGAP, ASC, Organic,..

Hiện tỉnh Bạc Liêu có 5 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện tỉnh Bạc Liêu có 5 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Trọng Linh.

Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có 18 Công ty và 816 hộ đang thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, với tổng diện tích gần 4.200 ha, năng suất trung bình đạt gần 17,5 tấn/ha. Nhìn chung mô hình cho tỉ lệ thành công cao khoảng trên 65% số hộ nuôi và ổn định hơn so với nuôi thâm canh, bán thâm canh. Các giải pháp kỹ thuật nuôi hiện nay là áp dụng ương sang qua nhiều giai đoạn để về size tôm lớn và sản xuất được 3 vụ/năm.

Ngoài ra, toàn tỉnh có 45 nhà máy chế biến thủy sản, công suất thiết kế 209.700 tấn/năm, được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm xuất khẩu đi các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Hầu hết các nhà máy được đầu tư tương đối đồng bộ với dây chuyền hiện đại, dây chuyền sản xuất bán tự động đến tự động. Công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, tỉnh xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong năm trụ cột phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời là giải pháp mang tính đột phá trong chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ.

Để phát triển ngành tôm bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: Công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả giúp người nuôi chủ động trong công tác quản lý chất lượng nước và phòng ngừa dịch bệnh. Nhìn chung việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng đã có bước phát triển mạnh mẽ. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tôm nuôi, tăng khả năng chống chịu với dịch bệnh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.