| Hotline: 0983.970.780

Bắc Trung bộ hướng tới phát triển bền vững qua chuyển đổi xanh

Thứ Sáu 04/04/2025 , 18:38 (GMT+7)

Sáng 4/4/2025, Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo 'Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ'.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, cho biết: Khu vực Bắc Trung bộ có vị trí địa lý chiến lược, giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển, nông nghiệp bền vững và năng lượng tái tạo. Việc chuyển đổi xanh sẽ tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng môi trường sống và đảm bảo phát triển bền vững.

Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng chuyển đổi xanh tại khu vực Bắc Trung bộ, những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn, thách thức mà các địa phương và doanh nghiệp đang gặp phải. Đồng thời, thảo luận về chính sách, cơ chế hỗ trợ từ Trung ương và địa phương để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn. Cùng với đó, hội thảo lắng nghe những kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nghiệp, mô hình tiên phong trong chuyển đổi xanh để từ đó nhân rộng và triển khai hiệu quả hơn.

Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam - phát biểu khai mạc Hội thảo. 

Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam - phát biểu khai mạc Hội thảo. 

Tại hội thảo, các chuyên gia đã tham luận về các chuyên đề, như: Định hướng chính sách về chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam. Giải pháp tài chính, công nghệ và nhân lực cho ngành kinh tế xanh, gợi ý cho vùng Bắc Trung bộ. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh giai đoạn 2025-2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Mục tiêu tăng trưởng hai con số gắn với phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Công nghệ trong mô hình kinh tế tuần hoàn với chất thải nông nghiệp; phát triển tín dụng xanh trong nông nghiệp và công nghiệp...

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang, nhấn mạnh: Chuyển đổi xanh đang trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Khu vực Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng có không ít cơ hội để phát triển bền vững dựa trên các giải pháp xanh và công nghệ hiện đại.

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. 

Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đánh giá cao Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đã phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo, tạo ra một diễn đàn quan trọng để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận về các chiến lược và giải pháp thiết thực trong quá trình chuyển đổi xanh.

Hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu, đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh tại khu vực Bắc Trung bộ. UBND tỉnh Thanh Hóa cam kết luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, các nhà khoa học và tổ chức các mô hình kinh tế xanh để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Tham luận tại hội thảo, ThS. Lê Thị Minh Ánh - Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, chuyển đổi xanh là quá trình chuyển đổi toàn diện sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp nhằm hướng tới mục tiêu thịnh vượng và bền vững.

Chiến lược tăng trưởng xanh có mục tiêu tổng quát là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và tập trung vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng giảm cường độ phát thải khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững, xây dựng lối sống xanh.

“Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia xác định môi trường là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng và huy động nguồn lực xã hội trong bảo vệ môi trường” - ThS. Lê Thị Minh Ánh đánh giá.

Các chuyên gia, cơ quan quản lý và đại diện doanh nghiệp đã cùng nhau trao đổi tại phiên thảo luận mở. 

Các chuyên gia, cơ quan quản lý và đại diện doanh nghiệp đã cùng nhau trao đổi tại phiên thảo luận mở. 

Theo PGS. TS Cao Thế Hà - Giám đốc chương trình kỹ thuật môi trường – Trường Đại học Việt – Nhật, Đại học quốc gia Hà Nội, kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo được thiết kế có chủ đích. Là một hệ thống kinh tế nhằm mục đích giảm thiểu chất thải và tận dụng tối đa tài nguyên. Cách tiếp cận truyền thống là nền kinh tế tuyến tính với mô hình sản xuất “sản xuất, sử dụng và thải bỏ”.

Phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn thay thế khái niệm cuối vòng đời bằng phục hồi, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại làm suy yếu khả năng tái sử dụng và quay trở lại tầng sinh quyển, đồng thời hướng tới mục tiêu loại bỏ chất thải thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và mô hình kinh doanh. Nền kinh tế tuần hoàn dựa trên ba nguyên tắc chính: (i) thiết kế nhằm loại bỏ chất thải và ô nhiễm, (ii) giữ sản phẩm và vật liệu trong quá trình sử dụng, và (iii) tái tạo hệ thống tự nhiên, PGS. TS Cao Thế Hà cho hay.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo. 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo. 

Đặc biệt, với phiên thảo luận mở, các chuyên gia, cơ quan quản lý và đại diện doanh nghiệp đã cùng nhau trao đổi về những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện chuyển đổi xanh tại Bắc Trung Bộ, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

Xem thêm
Phó Thủ tướng sẽ sang Hoa Kỳ, tháo gỡ vướng mắc về thuế đối ứng

Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ điều này và nhấn mạnh Việt Nam sẽ cung cấp cho phía Hoa Kỳ thông tin về những nỗ lực trong việc cân bằng thương mại hai chiều.

Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

VRG ký kết hợp tác với Becamex và VSIP trên nhiều lĩnh vực

VRG vừa cùng Becamex, VSIP ký thỏa thuận hợp tác ba bên phát triển các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, năng lượng sạch... trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất