| Hotline: 0983.970.780

Những đóa hoa thơm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

[Bài 1]: Già làng Chang Srây Đơ: ‘Ngọn đuốc’ trong lòng người S’tiêng

Thứ Ba 23/08/2022 , 11:33 (GMT+7)

Bình Phước Dù đã 70 tuổi nhưng già làng Chang Srây Đơ vẫn hăng say lao động sản xuất và có nhiều đóng góp cho cộng đồng. Ông được xem là 'ngọn đuốc' trong lòng người S’tiêng.

Bí quyết làm giàu của già làng

Đến ấp Sóc Tranh 3, xã Quang Minh, huyện Chơn Thành, Bình Phước hỏi thăm nhà già làng Chang Srây Đơ ai cũng biết, bởi đã ở cái độ tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn hăng say lao động sản xuất và giúp hàng chục đồng bào thiểu số bản địa phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Già làng Chang Srây Đơ trong căn nhà kiểu Thái của gia đình mình. Ảnh: Trần Trung.

Già làng Chang Srây Đơ trong căn nhà kiểu Thái của gia đình mình. Ảnh: Trần Trung.

Ngồi trong căn nhà kiểu Thái khang trang, già làng thổ lộ, vốn sinh ra và lớn lên tại huyện Hớn Quản, nghe theo tiếng gọi của Đảng, của cách mạng, ông tham gia kháng chiến. Sau khi cùng đồng đội lập nhiều chiến công hiển hách, trở về đời thường, nhận thấy xã Quang Minh đất rộng, màu mỡ, ông quyết định chọn xã Quang Minh làm quê hương thứ 2 để lập nghiệp.

Với hành trang là bộ đồ quân phục đã sờn vai, thời gian đầu lập nghiệp, cuộc sống của ông gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ bản lĩnh của người lính cụ Hồ, ông vừa khai hoang lập vườn, vừa làm thuê làm mướn, tích cóp mở rộng thêm diện tích sản xuất. Đến nay, ông sở hữu gần 10 ha đất chuyên canh tác điều, cao su, lúa nước. Ngoài ra, nhận thấy đời sống người dân khó khăn, ông còn đầu tư mua 2 máy cày, máy sới giúp bà con cải tạo đất với hình thức trả chậm, máy gặt đập liên hợp, máy xay lúa giúp bà con nâng cao giá trị lúa gạo địa phương. Hiện tổng thu nhập của gia đình ông hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cơ ngơi của già làng Chang Srây Đơ. Ảnh: Trần Trung.

Cơ ngơi của già làng Chang Srây Đơ. Ảnh: Trần Trung.

“Tôi luôn tâm niệm, làm nông nghiệp phải biết lấy ngắn nuôi dài, đồng thời tích cực học tập, tìm hiểu cái hay, cái mới và phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Việc canh tác cây trồng phải phù hợp từng loại đất để không bị đói và có tiền đầu tư cho sản xuất…”, ông Chang Srây Đơ chia sẻ.

Vác tù và hàng tổng

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ngoài vai trò già làng, người có uy tín của ấp, sóc, ông Chang Srây Đơ còn là chi hội trưởng người cao tuổi, chi hội trưởng cựu chiến binh. Mặc dù việc nhà bận rộn, lại đảm nhiệm thêm nhiều công việc xã hội, nhưng ông luôn chủ động sắp xếp thời gian đi họp, nghe phổ biến tình hình để về tuyên truyền cho bà con. Tham gia lĩnh vực nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, được bà con trong sóc tin yêu, quý mến và làm theo.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, già làng Chang Srây Đơ còn đầu tư mua máy cày, máy sới, máy gặt đập liên hợp giúp bà con nâng cao giá trị cây lúa địa phương. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, già làng Chang Srây Đơ còn đầu tư mua máy cày, máy sới, máy gặt đập liên hợp giúp bà con nâng cao giá trị cây lúa địa phương. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo đó, nếu như trước đây tình hình ở sóc Tranh 3 thường bất ổn do đồng bào hay nghe theo lời dụ dỗ của người xấu để vay nợ, thay vì phát triển kinh tế, bà con tụ tập ở nhà nhậu nhẹt, “tám” chuyện dẫn đến nợ nần chồng chất, có không ít người phải bán ruộng bán rẫy bỏ xứ mà đi. Ông đã đến từng gia đình vận động, nói điều hơn lẽ phải, cùng chính quyền hỗ trợ bà con lúc khó khăn, hướng dẫn cách làm ăn, thậm chí là cho các hộ khó khăn vay vốn không tính lãi, giúp bà con nông cụ sản xuất... Đến nay, tình trạng này đã được xóa bỏ, đồng bào tích cực lao động sản xuất, vươn lên làm giàu. Đặc biệt, ông đứng ra thành lập đội cồng chiêng, nhóm dệt thổ cẩm để truyền dạy cho các thế hệ con cháu ý thức gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình.

Già làng Chang Srây Đơ còn đứng ra thành lập nhóm dệt thổ cẩm để truyền dạy cho các thế hệ con cháu ý thức gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Già làng Chang Srây Đơ còn đứng ra thành lập nhóm dệt thổ cẩm để truyền dạy cho các thế hệ con cháu ý thức gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chị Điểu Thị Xanh từng là hộ nghèo của ấp bởi đông con, ít đất sản xuất lại thường xuyên ốm đau bệnh tật, nhưng nhờ ông Chang Srây Đơ cho vay vốn để chăn nuôi gà đồng thời truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, đến nay chị Xanh không chỉ vươn lên thoát nghèo mà còn là hạt nhân truyền dạy lại nghề cho chị em trong sóc.

Theo suy nghĩ của già làng Chang Srây Đơ: “Muốn cho địa bàn ổn định thì phải giúp dân thoát nghèo, tạo công ăn việc làm cho tất cả mọi người trong xã. Luôn gần dân, hiểu dân, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, khó khăn để có phương án hỗ trợ kịp thời…”.

Chị Điểu Thị Xanh cải thiện thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm do già làng Chang Srây Đơ truyền dạy. Ảnh: Trần Trung.

Chị Điểu Thị Xanh cải thiện thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm do già làng Chang Srây Đơ truyền dạy. Ảnh: Trần Trung.

Phó Chủ tịch UBND xã Quang Minh Drênh Thị Hạnh cho biết, xã Quang Minh có gần 1.000 hộ và 4.000 nhân khẩu. Trong đó, khoảng 35% là đồng bào S’tiêng. Là xã khó khăn nhất của huyện Chơn Thành nên Quang Minh được quan tâm hỗ trợ về mọi mặt. Cụ thể, từ năm 2018 đến nay, từ nguồn vốn kết dư trợ cước, trợ giá và dự án mô hình điểm giảm nghèo bền vững, toàn xã được hỗ trợ 85 con bò giống trao cho các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, trị giá 15 triệu đồng/con; xây tặng 44 căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương tổng trị giá 22 tỷ đồng, bình quân 50 triệu đồng/căn; trích 230 triệu đồng hỗ trợ các hộ nghèo sửa chữa nhà ở, đào giếng, xây nhà vệ sinh, cấp phân bón; trong 2 năm 2018, 2019 cấp 100 triệu đồng tiền điện cho 176 lượt hộ nghèo; vận động tặng 12 tivi và hàng ngàn phần quà tặng hộ nghèo, khó khăn dịp lễ, tết; đào tạo và giải quyết việc làm cho 181 lao động nông thôn.

“Cùng với việc xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, xã đặc biệt chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo ý chí, nghị lực cho các hộ dân vươn lên thoát nghèo. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi do chính người đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ. Trong đó, tiêu biểu có ông Chang Srây Đơ. Ở bất kỳ cương vị nào, ông luôn gương mẫu, cùng bà con giữ gìn an ninh trật tự, tuyên truyền để bà con hiểu và làm theo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Sự bứt phá để trở thành tỷ phú của già làng rất đáng nể phục, đồng thời là bằng chứng thuyết phục các gia đình S’tiêng trong xã nói chung, trong ấp nói riêng học tập, phát triển kinh tế theo...” , Phó Chủ tịch UBND xã Quang Minh Drênh Thị Hạnh nhấn mạnh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm