| Hotline: 0983.970.780

Hoa lan TP.HCM chinh phục thị trường nội địa, hướng ra thế giới

Bài 1. Trồng hoa lan nhàn mà có tiền

Thứ Hai 10/04/2023 , 14:01 (GMT+7)

Mạnh dạn chuyển từ lúa và các cây trồng truyền thống khác sang hoa lan, nhiều nông dân TP.HCM đã thực sự đổi đời với cây trồng mới này.

Lão nông Ngô Văn Hẩn có thu nhập khá từ hoa lan Mokara. Ảnh: Thanh Sơn.

Lão nông Ngô Văn Hẩn có thu nhập khá từ hoa lan Mokara. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo nghề nông của ông bà từ khi còn nhỏ, lão nông Ngô Văn Hẩn ở ấp Mỹ Khánh B, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, đã trải qua hàng chục năm trời sản xuất các loại cây trồng truyền thống như lúa, dưa leo, đậu … Nhớ lại những ngày ấy, ông vẫn chưa quên một thời làm ruộng đầy vất vả, nhọc nhằn, hết trồng cây này lại chuyển sang cây khác, mà thu nhập vừa không cao lại vừa bấp bênh.

Đến khi đã là một “lão nông tri điền”, ông Hẩn mới mạnh dạn thay đổi hẳn cách làm nông của mình. Năm 2014, sau khi học xong lớp trồng hoa lan do Trạm khuyến nông huyện và xã phối hợp tổ chức, ông đã quyết định dành ra 500m2 đất vườn để trồng lan Mokara, với cây giống được nhập khẩu từ Thái Lan. Nhờ áp dụng đúng các kỹ thuật đã học được cộng với kinh nghiệm trồng trọt hàng chục năm trời, ông Hẩn đã nhanh chóng có được thành quả từ loại cây trồng mới này.

Thấy được giá trị kinh tế của hoa lan, chỉ sau vài năm trồng lan, ngoài chăm sóc, thu hoạch hoa để bán, ông Hẩn đã bắt tay vào nhân giống để mở rộng dần diện tích sản xuất. Đến nay, vườn lan của gia đình ông đã rộng gấp 5 lần lúc ban đầu. Ngoài giống chủ lực là Mokara, ông đã có thêm một số giống lan là Ngọc Điểm, với tổng cộng 4.000 chậu.

Hoa lan ở TP.HCM cho hiệu quả kinh tế cao gấp 20 lần cây lúa. Ảnh: Thanh Sơn.

Hoa lan ở TP.HCM cho hiệu quả kinh tế cao gấp 20 lần cây lúa. Ảnh: Thanh Sơn.

Trước dịch Covid-19, việc tiêu thụ hoa lan thường rất thuận lợi, giá cũng tốt. Với lan Mokara loại 1, ông Hẩn bán cho thương lái với giá 7.000-7.500 đồng/cành. Từ sau đại dịch đến nay, do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, hoa lan tiêu thụ chậm hơn, giá cũng giảm nhiều, khi loại 1 chỉ còn từ 5.500-6.000 đồng/cành.

Tuy giá bán không còn cao như trước dịch, trong khi chi phí sản xuất lại tăng nhiều, nhưng vườn lan vẫn đang mang lại khoản thu nhập khá và ổn định cho gia đình ông Hẩn. Bình quân mỗi tuần, từ 2.500m2 hoa lan, ông Hẩn bán được khoảng 5 triệu đồng tiền hoa. Doanh thu mỗi tháng là 20 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lời 15 triệu đồng. Đây là khoản thu nhập khá cao nếu so với diện tích sản xuất và chi phí sinh hoạt ở nông thôn.

Không những thế, từ khi chuyển hẳn từ các loại cây trồng truyền thống sang lan, việc làm nông của ông Hẩn đã nhàn nhã hơn nhiều và rất phù hợp với những nông dân đã lớn tuổi. Ông chia sẻ “Trước đây, khi còn trồng lúa, dưa, đậu, công việc vất vả, cực nhọc lắm. Chỉ riêng khi thu hoạch, vác từng bao lúa đã rất cực. Từ khi trồng lan, các khâu chăm sóc, thu hoạch đều nhẹ nhàng hơn hẳn. Nên dù đã lớn tuổi, hai vợ chồng tôi vẫn có thể chăm sóc tốt cho cả vườn lan”.

Vườn hoa lan của ông Nguyễn Văn Hoàng. Ảnh: Thanh Sơn.

Vườn hoa lan của ông Nguyễn Văn Hoàng. Ảnh: Thanh Sơn.

Ông Nguyễn Văn Hoàng, nông dân ở xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh cũng từng có một thời gian dài sản xuất lúa. Đến năm 2011, khi thấy nhiều hộ nông dân trong vùng chuyển sang trồng lan và có hiệu quả cao hơn hẳn so với trồng lúa, ông Hoàng đã tham gia các lớp học trồng lan. Khi đã nắm vững kỹ thuật, ông mạnh dạn chuyển toàn bộ 1,3 ha lúa sang trồng hoa lan Dendro (Dendrobium).

Dù phải bỏ một khoản vốn không nhỏ để chuyển từ lúa sang lan Dendro, nhưng chỉ sau một năm, ông Hoàng đã lấy lại được vốn đầu tư cho loại cây trồng mới này. Đó là một minh chứng rất cụ thể về hiệu quả kinh tế của hoa lan so với cây lúa cũng như các loại cây trồng truyền thống khác ở vùng nông thôn  TP.HCM.

Kể từ sau dịch Covid-19 đến nay, dù việc tiêu thụ lan có khó khăn hơn, giá cũng giảm, nhưng đây vẫn là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế rất cao cho gia đình ông Hoàng. Ông cho biết, mỗi năm, sau khi trừ hết các loại chi phí, ông có khoản lợi nhuận từ 70-80 triệu đồng/công (1 công bằng 1.000m2).

Ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM

Với 1 ha hoa lan, nông dân thành phố đang có doanh thu bình quân từ 1-1,2 tỷ đồng/năm tùy loại lan. Tính ra, cây lan có hiệu quả kinh tế cao hơn tới 20 lần so với trồng lúa. Sự phát triển của nghề trồng hoa lan trong 20 năm qua đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đặc biệt là ở những huyện có phù hợp với sự phát triển của cây hoa lan như Củ Chi, Bình Chánh.

Xem thêm
Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Trong nước tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024 ở trong nước đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng. Qua đó đưa giá hồ tiêu nội địa giao dịch lên quanh ngưỡng 99.000 - 100.000 đ/kg.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.