| Hotline: 0983.970.780

Bài 3: Vì sao ASF bùng phát ở Việt Nam?

Thứ Tư 26/06/2019 , 18:59 (GMT+7)

Do chưa có văc-xin phòng ngừa, virus tả lợn châu Phi (ASF) không được triệt tận gốc và luôn có thể trở thành dịch bất cứ lúc nào.

Chăn nuôi không tập trung

ASF lần đầu được phát hiện ở châu Á vào tháng 8/2018, tại Trung Quốc, sau đó lan sang các nước lân cận như Mông Cổ, Campuchia và Việt Nam. Vào đầu tháng 3/2019, Cục Nông trại bang Iowa (Mỹ) đã cử một phái đoàn 25 người đến Trung Quốc khảo sát thị trường, và hết sức bất ngờ trước tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh tại đây. Phái đoàn nhận định, ASF tại Trung Quốc “không thể kiểm soát được” và đã lây lan từ Trung Quốc sang Việt Nam và có thể sớm xuất hiện ở các nước châu Á khác.

Tại các nước châu Á, lợn chủ yếu được nuôi nhỏ lẻ.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, ASF lây lan sang Việt Nam và bùng phát có nguyên nhân chủ yếu từ tình trạng buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Người dân đã tận dụng hàng trăm đường ngang, ngõ tắt để vận chuyển nhỏ lẻ để nhập lậu lợn và thịt lợn về Hà Nội tiêu thụ.

Trong buổi gặp mặt báo chí vào thời điểm ASF bùng phát dữ dội nhất, Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết, ngoài đường tiểu ngạch do giao thương ở vùng biên giới giữa Việt Nam và các nước, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ cao, khó hoặc không thực hiện đầy đủ, thường xuyên các biện pháp vệ sinh phòng bệnh dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh. Thịt lợn là thực phẩm được sản xuất và tiêu thụ nhiều bậc nhất tại châu Á, bởi vậy nguy cơ lây lan ASF tại châu lục này cao hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới.

Tại Trung Quốc, trong chuyến thị sát của Cục Nông trại bang Iowa, nhóm chuyên gia cũng coi việc chăn nuôi nhỏ lẻ đã dẫn tới tình trạng ngày càng xấu đi ở đại lục sau 4 tháng. Theo công bố từ Trung Quốc, 90% số lượng lợn ở quốc gia này được nuôi tại gia đình, nơi những công nghệ an toàn và sinh học hiện đại không được đáp ứng. Dịch ASF khiến hàng triệu người Trung Quốc chăn nuôi lợn đứng trước hai lựa chọn: hoặc chịu đựng âm thầm, hoặc phải chuyển hướng sang chăn nuôi ở trang trại lớn, và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

“Một trong những vấn đề chính mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc kiểm soát ASF là ngành chăn nuôi không tập trung”, CNN bình luận. “ASF rất phức tạp. Kinh nghiệm từ những quốc gia khác cho thấy, phải cần một vài năm mới có thể kiểm soát và khắc phục cơ bản dịch bệnh này. Các hộ chăn nuôi hiện chưa nắm rõ cách bảo vệ trang trại mình, từ việc kiểm soát phương tiện ra vào trại đến khử trùng lợn. Ước tính có hàng nghìn hộ gia đình không áp dụng các biện pháp an ninh sinh học”.

Cảnh báo tại một khu vực nghi có dịch ASF ở Hà Nội.

Những chuyên gia đầu ngành thú y của Trung Quốc phỏng đoán rằng dịch ASF sẽ không thể kiểm soát, trừ phi vắc-xin đặc trị được bào chế. Ngoài ra, sự thiếu trung thực trong khâu kiểm dịch ban đầu, cộng với việc không thể phổ biến kiến thức một cách đồng bộ xuống người dân khiến khoảng một triệu con lợn ở nước này bị tiêu hủy, tính từ tháng 8/2018 tới nay. Số lượng lợn này quá lớn, và chuyện ảnh hưởng tới các nước khác là khó tránh.
 

Thức ăn thừa - trung gian truyền bệnh

Trong một phóng sự được điều tra trên CNN, một nông dân có tên Tôn Lương ở tỉnh Hà Bắc cho biết, trang trại của ông ban đầu âm tính với ASF. Tuy nhiên, sau khi ông đăng ảnh những cá thể lợn đầu tiên chết lên Internet, Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Nhà nước tái kiểm tra và xác nhận lợn chết do vi rut ASF. Cũng tại tỉnh này, một nông dân khác tên Trương Hải có 600 con lợn trong trang trại bị chết. Khi tiến hành tiêu hủy, ông được phía chính quyền thông báo nguyên nhân là do cúm lợn, không phải ASF.

Những người như ông Tôn và Trương ở Trung Quốc rất nhiều, theo CNN. Hãng tin này tiết lộ, ngay cả khi phong thanh được một hoặc vài ổ dịch, người dân nước này vẫn tự do vận chuyển lợn giữa các vùng. “Nhiều hộ chăn nuôi vẫn cố tận dụng nguồn thức ăn thừa từ vùng bệnh”, hãng tin Mỹ nhận xét.

Tại Việt Nam, tình trạng này không phải hiếm. Chi cục Chăn nuôi & Thú y Hà Nội công bố, thành phố có 6 quận, huyện có dịch ASF nhưng nhiều người vẫn chủ quan. Trong đó, có tới 4 quận, huyện khẳng định nguyên nhân lây nhiễm ASF là do người dân sử dụng thức ăn thừa lấy từ khách sạn, nhà hàng về cho lợn ăn. Ông Nguyễn Quang Thắm, Trưởng phòng kinh tế huyện Quốc Oai cho biết, huyện có 4 hộ có đàn lợn mắc dịch ASF, thì 3 trong số đó lấy thức ăn thừa. Hộ còn lại ở gần hộ có dịch, người dân do chủ quan nên thường qua lại, hỏi thăm, không phòng ngừa nguy cơ mắc dịch.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.