| Hotline: 0983.970.780

Bám trụ đồng hoa

Thứ Sáu 23/01/2015 , 06:16 (GMT+7)

Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, người dân xã Song Mai (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) thức trắng đêm chăm sóc vườn hoa.

Họ khẽ khàng nâng niu, "thả hồn" vào những nụ hoa đang đâm chồi, nảy lộc ướt lẫn sương đêm…

Từng được biết đến với các làn điệu quan họ "trên bến dưới thuyền" mượt mà, đằm thắm, Song Mai ngày nay còn níu giữ bước chân du khách bởi những cánh đồng hoa mang dư vị hương đồng gió nội.

Hương hoa đất Song Mai ngày càng hòa quyện trong từng nếp ăn, nếp nghĩ của con người nơi đây. Với việc thành lập 2 HTX mang tên: HTX dịch vụ tổng hợp Thủy Lan và HTX Dịch vụ tổng hợp Tiến Bình đã định hình việc làm giàu từ trồng hoa ở Song Mai.

Bà Nguyễn Thị Tính (60 tuổi), thôn Đồng, xã Song Mai là người đầu tiên đi vận động bà con trong vùng để trồng hoa. Bà Tính trực tiếp xuống Trung tâm Nghiên cứu & phát triển hoa, cây cảnh (Viện Nghiên cứu rau quả) để mua giống, kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các mô hình trồng hoa tiêu biểu nơi đây về làm.

Nhiều người đã ủng hộ bà Tính phá bỏ toàn bộ diện tích ngô không ăn chắc sang trồng hoa cho năng suất và lợi nhuận cao. Ban đầu ai cũng nghĩ, hành động vội vàng ấy có thể "sôi hỏng bỏng không" nhưng ngược lại, bằng những "lý giải" thuyết phục của mình, bà Tính khiến mọi người ai cũng làm theo.

Công việc chăm hoa bà ví như chăm con mọn, chỉ cần sơ sẩy một chút là mất Tết như chơi. Bởi nếu hoa nở đúng dịp Tết thì được giá, song viễn cảnh rớt giá còn thường trực nếu điều kiện thời tiết không ủng hộ hoặc kỹ thuật chăm sóc không tốt.

Thế mới biết nỗi lo lắng của họ càng làm hằn lên những chai sạn, sóng gió của người nông dân quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời".

Bám đồng

Chú trọng phát triển giống hoa chất lượng cao đang là mục tiêu phát triển lâu dài của xã Song Mai.

Theo Sở NN-PTNT Bắc Giang, năm 2014 toàn tỉnh có 240 ha hoa, tăng hơn 15 ha so với năm 2013. Diện tích hoa tập trung ở TP Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Lạng Giang. Trung tâm KN-KN, Sở KN-CN đã triển khai mô hình hỗ trợ giống hoa lily cho nông dân trồng bán vào dịp Tết.

Chị Oanh, anh Trọng (xã viên HTX Dịch vụ tổng hợp Thủy Lan) trải lòng, đã bán từng cân thóc còn lại trong bồ để dành tiền mua giống hoa. Có thời điểm của cải trong nhà thay nhau "đội nón ra đi" chỉ vì giá giống hoa nhập về quá đắt đỏ. Song "có cấy có công, có trồng có ăn" cộng với quyết tâm "bám đất, bám đồng" nên chỉ sau một năm kéo bù lại số vốn ban đầu bỏ ra.

Với tổng diện tích canh tác trên 2 ha, bà con trong HTX trồng các loại hoa cúc, hồng, huệ, lily, lay ơn, loa kèn, lan hồ điệp… Trong đó, giống hoa lan hồ điệp được xem là bước đột phá.

Bằng việc đầu tư hơn 10 tỷ đồng để phát triển quy mô HTX, đến nay các xã viên không ngừng đầu tư thêm kinh phí SX.

Ông Nguyễn Văn Thủy, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ tổng hợp Thủy Lan cho hay: "Mong muốn thay đổi cuộc sống trên chính đồng đất quê hương, tôi cùng bà con mạnh dạn ứng dụng mô hình trồng hoa chất lượng cao. Bản thân tôi đã đích thân xuống Trung tâm Nghiên cứu & phát triển hoa, cây cảnh để học hỏi".

Cũng theo ông Thủy, đầu năm 2015, mô hình nhà lưới hiện đại SX lan hồ điệp với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng (diện tích 9.600 m2) của HTX chính thức đi vào hoạt động. Mô hình sẽ giải quyết được phần lớn số lao động trong HTX. Quan đó, giống lan hồ điệp của HTX sẽ có điều kiện được quảng bá trên thị trường trong và ngoài tỉnh”.

Bà Ngô Thị Oanh, cán bộ khuyến nông xã Song Mai bày tỏ: "Tôi thấy mô hình trồng hoa chất lượng cao cần được nhân rộng. Chuyển đổi 1 sào lúa sang trồng 1 sào trồng hoa cho hiệu quả rất lớn. Bên cạnh đó, các chính sách của tỉnh đã góp phần hỗ trợ bà con yên tâm SX. Sở KH-CN cũng thường xuyên về tập huấn cho bà con”.

Những xã viên khác như anh Trọng, bà Tính sau khi đi vào thâm canh trồng hoa chất lượng cao, đều muốn tiếp tục đầu tư SX nhiều hơn nữa.

Bà Tính đã mạnh dạn làm thí nghiệm, lấy củ của cây hoa để vào giá thể bảo quản trong kho lạnh sau đó đem ra trồng. Từ đó bà so sánh được chất lượng giống qua cách thức nhân giống đại trà với cách thức nhân giống theo quy trình hiện đại.

Theo bà Tính, thời vụ xuống giống hoa ly bắt đầu từ tháng 7 âm lịch. Tùy từng loại, sau trồng 70 - 90 ngày được thu hoạch và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Trên diện tích 3 sào, bà chia thành nhiều luống và trồng gối lứa, mỗi lứa cách nhau khoảng 10 - 15 ngày. 

Ngày ngày bà bám đồng, bám ruộng, ngay vụ đầu, ruộng hoa ly có tỷ lệ sống cao. Vụ hoa Tết năm nay bà chuẩn bị xuống giống gần 20.000 củ. Sau khi trừ các chi phí, phần lợi nhuận thu vào dịp Tết từ 70 - 80 triệu đ/sào.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm