| Hotline: 0983.970.780

Ban quản lý ‘gánh’ xe container nông sản qua biên giới

Thứ Ba 18/07/2023 , 10:00 (GMT+7)

Sau cuộc đàm phán hơn một tiếng đồng hồ, phía bạn chấp nhận đề nghị của ông Vũ Huy Hòa, để xe container nông sản Việt Nam qua biên giới mà không cần sang tải.

Xe container thông quan tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Bảo Thắng.

Xe container thông quan tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Bảo Thắng.

‘Gánh’ container nông sản qua biên

15h ở cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, hơn 20 xe container nông sản đang nổ máy chờ làm thủ tục thông quan. Gọi là chờ thủ tục, đúng ra là chờ các cơ quan ở cửa khẩu Kim Thủy Hà, Trung Quốc chuẩn bị đón. Khi phía cửa khẩu Trung Quốc thông tin đủ điều kiện nhận xe, lần lượt từng chiếc container, xe tải phía Việt Nam lăn bánh qua Cầu Hữu nghị Việt – Trung, sang cửa khẩu Kim Thủy Hà.

Một quy trình đơn giản như vậy, song trước tháng 5/2022, việc thông quan nông sản nói riêng và hàng hóa nói chung diễn ra tương đối phức tạp.

Với lý do sửa cầu, cộng thêm dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, phía Trung Quốc không nhận xe qua thẳng. Xe có tổng trọng lượng trên 30 tấn không được sang cầu. Trong khi đó, riêng xác xe container, xe đầu kéo đã trên 20 tấn. Tình huống khiến hai bên buộc phải dùng phương án sang tải ở cửa khẩu Ma Lù Thàng.

Thời điểm nhóm PV Báo Nông nghiệp Việt Nam có mặt tại Ma Lù Thàng, công tác sửa chữa phía Trung Quốc vẫn chưa xong. Xe container 40 feet vẫn chật vật ra vào.

Ngược về năm 2022, ông Vũ Huy Hòa, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu cho biết phương án được lựa chọn là: 50% xe Trung Quốc, 50% xe Việt Nam. Để dễ hiểu, nếu cần 20 xe sang tải, thì sẽ có 10 xe của phía Trung Quốc, còn lại là của Việt Nam. Các lái xe phải khai báo y tế, xét nghiệm, cách ly. Nhiều thủ tục như vậy nên lượng hàng xuất khẩu giảm mạnh.

Hàng xuất khẩu tụt giảm, ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm của người dân và doanh nghiệp. Tình hình khiến tháng 11/2021, ông Hòa phải đưa ra ý kiến trong cuộc hội đàm trực tuyến giữa lãnh đạo tỉnh Lai Châu và châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

PV Báo Nông nghiệp Việt Nam trao đổi với doanh nghiệp đang làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu Ma Lù Thàng. Ảnh: Bảo Thắng.

PV Báo Nông nghiệp Việt Nam trao đổi với doanh nghiệp đang làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu Ma Lù Thàng. Ảnh: Bảo Thắng.

“Phần phát biểu của tôi kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Nếu tôi nhớ không nhầm thì phải hơn thế, vì đôi lúc phải dừng lại để phiên dịch phía ta và bạn kịp xử lý”, ông Hòa nhớ lại.

Phần phát biểu, dù đã được gửi trước cho phiên dịch, song vẫn khiến người dịch toát mồ hôi hột. Suốt hơn 1 tiếng không nghỉ, không kịp uống nước, chỉ nói và nói. Sau cuộc gặp, phiên dịch có nói vui với ông Hòa: “Ai cũng phát biểu như anh thì bọn em mất giọng sớm”.

Trong đó, ý mà ông Hòa nhấn đi nhấn lại nhiều nhất, là đề nghị phía Trung Quốc sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh thời gian thông quan. Lãnh đạo cấp tỉnh, cấp châu phía bạn tỏ ra bất ngờ trước thực tế ở địa phương. “Họ ngay lập tức yêu cầu huyện Kim Bình khẩn trương hoàn thiện xây dựng, sửa chữa. Nghiêm túc tiếp thu ý kiến từ phía ta”, ông Hòa kể.

Tuy vậy, cũng phải hơn nửa năm sau, đến tháng 5/2022, xe có trọng tải trên 30 tấn mới được qua cầu.

Giấc mơ Ma Lù Thàng tung cánh

Trần Đăng Đức, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thường qua lại Ma Lù Thàng, không che giấu vẻ hồi hộp khi nhìn về hàng xe container, xe tải chuẩn bị làm thủ tục sang nước bạn. Đức bảo từ năm ngoái đến giờ, thủ tục phía Việt Nam rất nhanh, song phía bên kia thì chậm, do chưa sửa chữa xong bến bãi.

“Xe container qua đó xoay sở rất chậm, kéo theo đó là các xe hàng cũng phải đợi tới lượt. Nếu phía bạn mà làm nhanh như ở Ma Lù Thàng, thì cỡ chục xe hàng của tôi chắc chỉ trong 1 tiếng là xong hết”, anh nói.

Bộ phận hải quan tại cửa khẩu Ma Lù Thàng làm thủ tục cho người dân khu vực biên giới xuất nhập cảnh. Ảnh: Bảo Thắng.

Bộ phận hải quan tại cửa khẩu Ma Lù Thàng làm thủ tục cho người dân khu vực biên giới xuất nhập cảnh. Ảnh: Bảo Thắng.

Đức kể hồi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu qua Ma Lù Thàng gặp cảnh cực kỳ khó khăn. Hàng không đi nhanh được, nông sản thì chẳng thể đợi lâu. Không ít người quay đầu xe bán trong nội địa, giá rẻ như cho, chỉ mong cắt lỗ. Mà bán vậy vẫn không “gỡ” kịp vì vốn đã bỏ ra, chuyện bán nhà, bán xe trả nợ không hiếm.

Éo le hơn là chuối Lai Châu bây giờ phải đi đường vòng. Vốn dĩ thời hoàng kim, mỗi ngày cả trăm xe tải chuối sang Trung Quốc là bình thường, nay lại phải đi vòng qua ngả Lào Cai hay Lạng Sơn. Riêng di chuyển, đã mất cả ngày, chưa kể chi phí xăng xe.

Không chỉ thương lái, cả nông dân cũng đang ngóng đợi ngày Ma Lù Thàng “cất cánh”, với việc được phép xuất khẩu nhiều loại nông sản sang Trung Quốc. Nói không ngoa, nhiều nông dân ở Phong Thổ đổi đời nhờ cây chuối.

Dọc quốc lộ 12 từ TP Lai Châu lên cửa khẩu Ma Lù Thàng, khoảng 40km, đâu đâu cũng thấy hình ảnh cây chuối. Ông Trần Bảo Trung, Quyền Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết, địa phương này là vùng trồng chuối trọng điểm ở Lai Châu, với diện tích lên tới 3.000ha và là vùng trồng chuối có diện tích lớn nhất tại Lai Châu.

Do đặc điểm tiểu vùng khí hậu, cây chuối ở Lai Châu cho sản lượng cao, hương vị ngon ngọt đặc trưng, rất được phía Trung Quốc ưa thích. Chuối trồng tập trung tại các xã Bản Lang, Hoang Phèn, Nậm Xe, Huổi Luông, Ma Li Pho, Dào San, là cây “tiền mặt” của Phong Thổ. Lãnh đạo huyện Phong Thổ cho biết thời trước Covid-19, giá chuối thu mua có lúc lên tới trên 20.000 đồng/kg. Hiện tại, nước bạn chưa thông quan một số hàng nông sản, cây trái tại Ma Lù Thàng cũng gặp khó.

Cái khó này, khiến cả lãnh đạo huyện lẫn lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng đang trình lãnh đạo tỉnh các phương án đàm phán với phía Trung Quốc, sớm ngày nào, tốt cho nông dân ngày ấy.

Do đặc thù biên giới, người dân qua lại khu vực cửa khẩu khá đông. Lúc cao điểm, cán bộ cửa khẩu phải túc trực 24/24 giờ. Ảnh: Bảo Thắng.

Do đặc thù biên giới, người dân qua lại khu vực cửa khẩu khá đông. Lúc cao điểm, cán bộ cửa khẩu phải túc trực 24/24 giờ. Ảnh: Bảo Thắng.

Bên cạnh cây chuối, tỉnh Lai Châu cũng đang tăng cường thúc đẩy cho nhiều mặt hàng nông sản khác qua biên giới. Ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh chia sẻ, vừa qua, lãnh đạo tỉnh đã sang làm việc với tỉnh Vân Nam về việc mở rộng diện tích trồng mía trên địa bàn.

Phía Trung Quốc đã lập quy hoạch và sẽ phát triển khoảng 13.000ha diện tích trồng mía tại khu vực Vân Nam. Tuy nhiên, do một số yếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng và quỹ đất chưa cho phép, phía bạn đặt vấn đề với Lai Châu về việc xây dựng vùng nguyên liệu trên dưới 10.000ha. "Đây là cú hích lớn không chỉ cho ngành nông nghiệp mà còn tạo động lực, sức bật cho tỉnh xây dựng đồng bộ các cơ sở hạ tầng đi kèm", ông Châu nhận xét.

Hoạt động xuất nhập khẩu mía đường là một trong những nội dung được ghi trong Biên bản Hội nghị thường niên giữa Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên (Việt Nam) và Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc) ngày 20/2/2023. Cùng với việc hai bên hoàn thành thủ tục đưa vào thí điểm vận hành tuyến vận tải hành khách Lai Châu (Việt Nam) - Kim Bình (Trung Quốc) và đẩy nhanh quá trình đàm phán về vị trí xây cầu đa năng phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, Lai Châu tin tưởng kinh tế biên mậu sẽ tiếp đà phát triển.

Ngày 3/11/2022, UBND tỉnh Lai Châu công bố và trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lai Châu. Ông Vũ Huy Hòa, Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng được giao nhiệm vụ làm Trưởng ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lai Châu.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu kinh tế, bao gồm khu kinh tế cửa khẩu và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.