| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm Agribank: 15 năm khẳng định vị thế số 1 về bảo hiểm nông nghiệp

Chủ Nhật 07/08/2022 , 16:31 (GMT+7)

Với Bảo hiểm Agribank, khách hàng là quan trọng nhất, là trung tâm của sự tôn trọng, sự quan tâm, là mục tiêu để phấn đấu nâng cao năng lực và phát triển bền vững.

Đồng hành cùng 3 triệu khách hàng trên cả nước

Trải qua 15 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank) được xếp hạng 1 trong 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam.

Từ số vốn ít ỏi ban đầu 160 tỷ đồng, đến nay, tổng tài sản của công ty là 3.700 tỷ đồng. Hệ thống bán lẻ sản phẩm lên tới 171 tổng đại lý và 30.000 đại lý viên, hầu hết là cán bộ ngân hàng. Doanh thu bán hàng năm 2021 đạt trên 2.000 tỷ đồng với khoảng 3 triệu khách hàng thường xuyên.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Agribank trao thưởng cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong kinh doanh.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Agribank trao thưởng cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong kinh doanh.

Bảo hiểm Agribank đã khẳng định vị thế số 1 về cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho khu vực "tam nông", vừa góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank, vừa giúp thực hiện trách nhiệm của khách hàng vay vốn với ngân hàng.

Công ty cũng được đánh giá, xếp loại nhóm 1A (nhóm có thứ hạng cao nhất) theo các tiêu chí đánh giá, xếp loại theo Thông tư 195 năm 2015 của Bộ Tài chính – cơ quan quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam

Những kết quả đánh giá độc lập của các cơ quan quản lý và giám sát đã ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu không biết mệt mỏi và những đóng góp thầm lặng cho sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt đối với khu vực "tam nông" của Bảo hiểm Agribank trong suốt hành trình 15 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển.

Miệt mài tìm "con đường riêng biệt tạo ra sự khác biệt"

Bảo hiểm Agribank chính thức đi vào hoạt động ngày 8/8/2007. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Công ty phải xây dựng từ đầu về tổ chức bộ máy, nhân sự, mạng lưới kinh doanh, sản phẩm, các quy chế quản lý, các quy trình nghiệp vụ...

Khi đó, thị trường đã có tới 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ. Bảo hiểm Agribank phải trăn trở tìm cho mình một lối đi riêng biệt, đó là phát huy những lợi thế thương mại từ các cổ đông, đặc biệt từ công ty mẹ - Agribank để xây dựng kênh phân phối sản phẩm bền vững, tập trung nguồn lực vào thị trường nông nghiệp, nông dân, nông thôn, gắn với dòng vốn tín dụng của Agribank phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Bảo hiểm Agribank là chỗ dựa tinh thần cho khách hàng vay vốn Agribank khi không may gặp rủi ro về sức khỏe, tính mạng, tài sản.

Bảo hiểm Agribank là chỗ dựa tinh thần cho khách hàng vay vốn Agribank khi không may gặp rủi ro về sức khỏe, tính mạng, tài sản.

Chính vì tìm ra “con đường riêng biệt tạo ra sự khác biệt”, Bảo hiểm Agribank có doanh thu bán hàng tăng 15,8 lần, quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng 30,4 lần so với năm 2008. Đây là nguồn lực tài chính to lớn hậu thuẫn cho việc phát triển sâu rộng, bền vững và uy tín cao trong việc thực hiện các cam kết với khách hàng.

Từ năm 2007 đến năm 2021, tất cả các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu bán hàng, trích quỹ dự phòng nghiệp vụ, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân người lao động của Bảo hiểm Agribank đều tăng trưởng nhanh và bền vững.

Năm đầu khởi nghiệp, doanh thu bán hàng mới đạt 28,2 tỷ đồng nhưng đến năm 2012 doanh thu đạt 1.319 tỷ đồng và 2.085 tỷ đồng năm 2021. Tương tự như vậy, trích quỹ dự phòng từ mức 10 tỷ đồng tăng lên 889 tỷ đồng và 1.550 tỷ đồng. Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ 810 triệu đồng tăng lên 68,6 và 124,4 tỷ đồng.

Chia sẻ thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng với khách hàng

Phía sau những con số tăng trưởng về doanh thu, quỹ dự phòng, lợi nhuận, nộp ngân sách... là chiều sâu đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn.

Hằng năm, thông qua hoạt động nghiệp vụ, Bảo hiểm Agribank thường xuyên có trên 3 triệu lượt hộ nông dân được bảo hiểm tính mạng và sức khỏe, hơn 10 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực nông nghiệp, nông thôn được bảo hiểm tài sản (trụ sở, hàng hóa, máy móc), cây trồng (cao su, cà phê, rừng trồng), vật nuôi (trâu, bò).

 Với Bảo hiểm Agribank, khách hàng là quan trọng nhất, là trung tâm của sự tôn trọng, sự quan tâm.

 Với Bảo hiểm Agribank, khách hàng là quan trọng nhất, là trung tâm của sự tôn trọng, sự quan tâm.

Đặc biệt, qua 15 năm, Công ty đã giải quyết hơn 200.000 vụ tai nạn rủi ro với tổng giá trị thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng về người và tài sản, trong đó đã trả tiền bảo hiểm cho hàng trăm ngàn hộ nông dân gặp rủi ro với số tiền hàng nghìn tỷ đồng, góp phần giúp các hộ trả nợ vay ngân hàng.

Điển hình như bồi thường 765 tỷ đồng cho vụ chìm tàu Vinalines Queen (trong đó thu đòi các nhà tái bảo hiểm nước ngoài 756 tỷ đồng). Đây là vụ chìm tàu mang tính thảm họa theo thông báo của Cục Hàng hải Việt Nam, đó cũng là sự kiện lịch sử trong suốt 50 năm của ngành bảo hiểm.

Tiên phong phát triển sản phẩm bảo hiểm khu vực “tam nông”

Bảo hiểm Agribank là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm tiên phong triển khai các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm đối với khu vực "tam nông". Đặc biệt, Công ty luôn đồng hành với Agribank chung tay xây dựng nông thôn mới. Những sản phẩm bảo hiểm kết hợp tính truyền thống và có sức thu hút mạnh, hiệu quả cao, như "Bảo an tín dụng" thu hút phần lớn khách hàng là nông dân, ngư dân, diêm dân, tạo sự yên tâm cho cả khách hàng và ngân hàng trong quan hệ đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ngoài các sản phẩm truyền thống, Bảo hiểm Agribank đã và đang nghiên cứu xây dựng và triển khai các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp như: Bảo hiểm bò sữa, bảo hiểm trâu bò thịt, bảo hiểm cây cao su, cà phê, bảo hiểm rừng trồng... Với mạng lưới tổ chức bộ máy và hệ thống đại lý rộng khắp, Bảo hiểm Agribank sẽ là chỗ dựa vững chắc đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp tại khu vực nông thôn nói riêng và ngành nông nghiệp - một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Trong những ngày cao điểm dịch Covid-19, hoạt động của các máy 'ATM gạo' do Bảo hiểm Agribank đặt tại TP.HCM là nguồn tiếp sức làm ấm lòng người.

Trong những ngày cao điểm dịch Covid-19, hoạt động của các máy “ATM gạo” do Bảo hiểm Agribank đặt tại TP.HCM là nguồn tiếp sức làm ấm lòng người.

Chia sẻ khó khăn chung với cộng đồng và Chính phủ, Bảo hiểm Agribank đã đồng hành cùng hệ thống Agribank ủng hộ hơn 10 tỷ đồng gồm hiện vật, lương thực, thực phẩm thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại khu vực nông thôn, giúp đỡ bà con nông dân chống chọi với những khó khăn của thiên tai, thời tiết hoặc điều kiện vật chất như: Tham gia xây cầu vượt lũ tại Nghệ An, ủng hộ 500 bồn chứa nước chống ngập mặn tại Bến Tre, xây nhà tình nghĩa, hiến máu nhân đạo, trồng cây xanh… Tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn chính là nét văn hóa đặc trưng của Bảo hiểm Agribank - Doanh nghiệp vì cộng đồng.

Thấm nhuần triết lý "Khách hàng là quan trọng nhất, là trung tâm của sự tôn trọng, sự quan tâm, là mục tiêu của sự phấn đấu nâng cao năng lực và phát triển bền vững", Bảo hiểm Agribank luôn nỗ lực cao nhất để đáp ứng nhu cầu, phục vụ khách hàng, hướng mạnh về khu vực rộng lớn, có vị thế quan trọng hàng đầu đối với phát triển kinh tế bền vững và an sinh xã hội, đó là nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Định hướng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Nối tiếp những thành công đã đạt được, trước những khó khăn thách thức của nền kinh tế trong những năm tới, Bảo hiểm Agribank xác định nội dung chủ yếu của định hướng chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030 là: Ưu tiên nguồn lực để phát triển phân khúc thị trường ở khu vực nông nghiệp - nông thôn giữ vị trí số 1 trong khu vực "tam nông". Đặc biệt là nâng cao quan hệ hợp tác kinh doanh bền vững, gắn bó với hoạt động kinh doanh của hệ thống Agribank.

Phát triển mô hình kênh phân phối bancassurance làm nền tảng chủ đạo trong khai thác và chăm sóc khách hàng, hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm bảo hiểm liên kết với sản phẩm ngân hàng để cung cấp cho khách hàng qua mô hình kênh phân phối Bancassurance. Đối với khu vực thị trường khác, Bảo hiểm Agribank sẽ dành nguồn lực hợp lý để phát triển hoạt động kinh doanh trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Các mục tiêu cơ bản trong định hướng chiến lược thời kỳ mới là: Tăng trưởng doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm bình quân so với năm 2020 đạt từ 15 - 20%/năm, trong đó tỷ trọng doanh thu bảo hiểm ngoài mô hình Bancassurance đến năm 2025 đạt tối thiểu 25%.

Phấn đấu củng cố và nâng cao vị thế trong Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam; đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách hàng, lợi ích kinh tế của các cổ đông, ổn định và nâng cao cuộc sống của người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước.

Ðoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo, phát huy thành tựu 15 năm đã qua để thực hiện tốt các giải pháp và mục tiêu trong tiến trình phát triển của Công ty, toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin cậy của các cấp lãnh đạo, các cổ đông và khách hàng trên cả nước.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.