| Hotline: 0983.970.780

Bảo quản cá ngừ đại dương bằng công nghệ nano có thể đáp ứng xuất khẩu

Thứ Năm 07/12/2023 , 13:55 (GMT+7)

Tạo bọt khí ni tơ nano là công nghệ cao, lần đầu tiên được nghiên cứu, ứng dụng bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu do Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện.

Cá ngừ đại dương chứa khá nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe, được người dân ưa chuộng. Ảnh: Đình Thung.

Cá ngừ đại dương chứa khá nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe, được người dân ưa chuộng. Ảnh: Đình Thung.

Quy trình bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu bằng công nghệ nano là sự kết hợp giữa các công đoạn tạo bọt khí ni tơ nano trong nước biển lạnh tuần hoàn, khai thác, sơ chế và bảo quản cá ngừ được Thạc sĩ Phạm Văn Long (Viện Nghiên cứu Hải sản) triển khai khi đưa vào ứng dụng thực tế giúp người dân giảm được chi phí sản xuất, tiết kiệm được lượng nước đá mang theo và tăng lợi nhuận các chuyến đi biển.

Phương pháp này trải qua các bước gồm: tạo nước biển lạnh tuần hoàn, Khai thác cá ngừ, sơ chế và công đoạn cuối là thực hiện bảo quản bằng bọt khí ni tơ nano trên tàu. Đầu tiên để tạo nước biển lạnh tuần hoàn, ngư dân cần hòa đá xay nhỏ với nước biển trong hầm ngâm hạ nhiệt theo tỷ lệ thể tích thực của đá - nước là 3/2, cho đá xay xuống hầm bảo quản cá ngừ, lượng đá đầy 2/3 hầm. Công đoạn này có thể thực hiện tại bờ khi tàu lấy đá. Sau đó, bơm nước biển vào hầm đến khi lớp đá nổi cách trần hầm 10cm là đủ.

Sau khi đá xay và nước biển bão hòa, độ mặn của hỗn hợp nước biển - nước đá khoảng 14‰. Cần bổ sung thêm muối vào hầm để duy trì độ mặn ở mức 20 – 25‰. Tỷ lệ bổ sung muối lần đầu là 8:1.000 (1.000 lít nước = 8 kg muối). Sau đó vận hành bơm tuần hoàn nước biển khoảng 5 phút để trung hòa nhiệt độ nước, độ mặn ở tầng mặt và tầng đáy hầm bảo quản.

Thạc sĩ Phạm Văn Long lưu ý, người dân nên lựa chọn thời điểm vận hành hệ thống thiết bị tạo bọt khí ni tơ nano vào buổi tối, khi tàu chạy máy phát điện thắp sáng tập trung cá. Sau khi đưa cá ngừ lên boong tàu, ngư dân nên dùng khấu móc vào đầu hoặc mang cá để kéo cá lên boong. Tuyệt đối không móc khấu vào thân cá, khi kéo cá lên boong không được để cá bị trầy xước, giảm giá trị thương mại.

“Khi cá lên boong cần giết cá ngay lập tức, cần đảm bảo tổng thời gian để thực hiện công đoạn xử lý, sơ chế cá không quá 5 phút. Sau khi bỏ mang, nội tạng, vây cá ngừ và đã rửa sạch cá thì thực hiện bảo quản sản phẩm”, Thạc sĩ Long cho hay.

Cá ngừ được bảo quản theo kiểu muối đứng, đầu cá bên dưới, đuôi cá bên trên. Ảnh: Lê Phương.

Cá ngừ được bảo quản theo kiểu muối đứng, đầu cá bên dưới, đuôi cá bên trên. Ảnh: Lê Phương.

Với phương pháp này, cá ngừ được bảo quản theo kiểu muối đứng, đầu cá bên dưới, đuôi cá bên trên. Cá được ngâm trong hầm nước biển lạnh tuần hoàn trong suốt chuyến biển. Đầu tiên là ngâm cá trong nước biển lạnh chứa bọt khí ni tơ nano, buộc 1 đầu dây vào đuôi cá, đầu dây còn lại treo vào ròng rọc để đưa cá xuống hầm bảo quản. Cho đầu cá xuống dưới hầm, đuôi phía trên và bảo quản ngâm cá trong hầm cho đến khi tàu về bến.

Hàng ngày cần kiểm tra lượng đá trong hầm bảo quản, duy trì lớp đá nổi trên mặt nước dày 20-30cm trong suốt chuyến biển. Nếu thiếu đá cần bổ sung kịp thời. Trong quá trình bảo quản sản phẩm, cách 4-5 ngày cần vận hành thiết bị tạo bọt khí ni tơ nano để khử oxy hòa tan trong hầm bảo quản. Thời gian vận hành thiết bị khoảng 1-2 giờ.

Sau khi bảo quản cá, cần vận hành bơm tuần hoàn 2 lần/ngày để trung hòa nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy trong hầm bảo quản, thời gian vận hành khoảng 5 phút/lần. Khi tàu về bến, tiến hành bốc dỡ sản phẩm theo thứ tự cá bảo quản sau được bốc dỡ trước để tránh rối dây treo cá.

Theo Viện Nghiên cứu Hải sản, tạo bọt khí ni tơ nano là công nghệ cao, lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng thành công tại Việt Nam. Ban đầu, công nghệ đã được chuyển giao cho 30 tàu đánh bắt xa bờ và đã tổ chức sản xuất thử nghiệm.

Kết quả cho thấy, việc ứng dụng công nghệ tạo bọt khí ni tơ nano đã giảm được 5% chi phí sản xuất chuyến biển do tiết kiệm được khoảng 50% lượng nước đá mang theo tàu. Lợi nhuận của các tàu ứng dụng công nghệ tạo bọt khí ni tơ nano cao hơn 2,1 lần so với lợi nhuận của tàu bảo quản theo phương pháp truyền thống.

Việc nghiên cứu thành công và ứng dụng hiệu quả đã giúp gắn kết giữa nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất, nậu vựa và nhà phân phối. Cá ngừ đại dương bảo quản bằng công nghệ tạo bọt khí ni tơ nano đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và một số thị trường khác. Các tàu mô hình tham gia chuỗi giá trị đã được hưởng lợi từ việc được tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, hưởng lợi từ việc bán sản phẩm cao hơn giá thị trường.

Xem thêm
Giống vịt Huba siêu đẻ, siêu thịt

Giống vịt Huba được đánh giá cao nhờ năng suất trứng vượt trội, tốc độ tăng trưởng nhanh và thịt thơm ngon, kỳ vọng là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm

Hopn 3.400 con vịt bơ lai (vịt supe lai vịt bầu) 46 ngày tuổi dương tính virus cúm gia cầm A/H5N1 được lực lượng chức năng tại Quảng Trị tiêu hủy.

Người bạo gan đưa cây mắc ca lên vùng đất cằn Quan Hóa

THANH HÓA Mạnh dạn chặt bỏ cây luồng để trồng thử nghiệm cây mắc ca, ông Hà Văn Thính đã thành công với cây trồng này ở vùng đất khô cằn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Lan toả cánh đồng ‘không dấu chân’

QUẢNG BÌNH Từ mô hình đưa thiết bị bay vào gieo sạ, bón phân ban đầu, huyện Lệ Thủy đã mở rộng diện tích cánh đồng ‘không dấu chân’.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất