| Hotline: 0983.970.780

Những chuyến tuần tra trên biển xuyên giông bão của Kiểm ngư Vùng V

Thứ Bảy 02/12/2023 , 11:16 (GMT+7)

Kiên Giang Với đặc thù vùng kiểm soát hoạt động nghề cá vùng biển Tây Nam bộ, những chuyến tàu tuần tra, kiểm soát của Kiểm ngư Vùng V là những cuộc hành trình xuyên giông bão.

Vùng biển nhiều bão tố

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng V Lê Đình Trọng trong Báo cáo số 135 gửi Cục Kiểm ngư về Kết quả chuyến tuần tra, kiểm soát số 5 (từ ngày 26/8 – 14/9/2023 của tàu Kiểm ngư mang số hiệu 568) cho biết: Trong 20 ngày thực hiện theo kế hoạch, có tới 15/20 ngày thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, gió cấp 4 – 5; thời tiết liên tục thay đổi, mưa nắng thất thường, mây phủ dày. Đây là một trong những ví dụ điển hình của những chuyến công tác “vượt giông bão” của các tàu Kiểm ngư Vùng V.

Lực lượng Kiểm ngư vùng V tuần tra kiểm soát triển biển, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Ảnh: Kiên Trung.

Lực lượng Kiểm ngư vùng V tuần tra kiểm soát triển biển, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Ảnh: Kiên Trung.

Vùng biển Tây Nam bộ là một phần của vịnh Thái Lan có nhiều nhánh sông từ lục địa chảy ra biển, kết hợp với dòng hải lưu tự nhiên từ biển Đông tạo thành dòng chảy ngược chiều kim đồng hồ (ngoại trừ vùng ven bờ Cà Mau - Kiên Giang). Cấu tạo nền đáy, thủy triều và dòng hải lưu tạo ra những vùng nước trồi, nước chìm, hình thành ngư trường tự nhiên trong khu vực Tây Nam bộ. Tại đây, hằng năm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam; gió mùa Đông Bắc (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Tây Nam (mùa mưa) từ tháng 6 đến tháng 9; các tháng 5 và 10 là thời kỳ chuyển tiếp của hai mùa gió.

Ngư trường sôi động nhất về hoạt động nghề cá

Bên cạnh những đặc thù về thời tiết, vùng biển Tây Nam bộ, vùng biển giáp ranh với Indonesia, Malaysia, Thái Lan, vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia cũng là ngư trường sôi động nhất với số lượng tàu cá tham gia khai thác, đánh bắt thủy sản, đồng thời là khu vực xảy ra nhiều vi phạm IUU khiến chính quyền địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý, xử phạt… và đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Tàu của lực lượng Kiểm ngư Vùng V thường xuyên có mặt trên vùng biển biển Tây Nam bộ để tuần tra, kiểm soát hoạt động nghề cá, chống khai thác IUU. Ảnh: Kiên Trung.

Tàu của lực lượng Kiểm ngư Vùng V thường xuyên có mặt trên vùng biển biển Tây Nam bộ để tuần tra, kiểm soát hoạt động nghề cá, chống khai thác IUU. Ảnh: Kiên Trung.

Theo thống kê, tổng số lượng tàu cá tham gia hoạt động khai thác trên biển của cả nước năm 2022 là 86.820 tàu (gồm tàu các kích cỡ từ 6m lên tới trên 24m) phân bổ ở 31 tỉnh thành có biển. Tại khu vực ĐBSCL, 8/11 tỉnh có số lượng tàu cá lên tới khoảng 20.000, chiếm trên 23%. Riêng tại hai tỉnh Cà Mau, Kiên Giang đã có gần 15.000 tàu cá, trong đó Kiên Giang có số lượng tàu cá nhiều nhất cả nước với gần 1 vạn tàu.

Vùng biển An Thới (từ phía Đông đảo Thổ Chu và phía Tây hòn Chuối) tập trung chủ yếu tàu cá kéo đôi, kéo đơn của các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre và nghề lồng bẫy. Khu vực này thường xuyên xảy ra tình trạng tranh chấp ngư trường giữa các nghề, tình hình an ninh trật tự tiềm ẩn nhiều phức tạp. Một vài năm gần đây xuất hiện tàu cá của tỉnh Tiền Giang hành nghề lưới kéo đôi hoạt động, các tàu này một số có thể nằm trong danh sách tàu cá mất kết nối giám sát hành trình và có nguy cơ cao vi phạm IUU theo thông báo được cập nhật.

Tại Vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia, mật độ tàu cá hoạt động khá lớn và đa dạng về loại nghề khai thác hải sản. Vấn nạn lớn nhất là tình trạng tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài bắt, thu tiền chuộc, tịch thu sản phẩm khai thác vẫn thường xuyên xảy ra tạo nên tâm lý lo lắng của bà con ngư dân khai thác tại khu vực biển này.

Còn ở vùng biển giáp ranh với Thái Lan - Malaysia tập trung chủ yếu các tàu cá đánh bắt xa bờ với nghề chủ yếu là lưới kéo đôi, lưới kéo đơn, lưới rê và lưới vây. Tại khu vực biển này vẫn còn xuất hiện một vài tàu cá ngư dân lợi dụng đêm tối, trốn tránh lực lượng chức năng để sang vùng biển nước ngoài đánh bắt sai quy định, vi phạm khai thác IUU. Đó là những vấn đề nhức nhối mà nhiệm vụ của Kiểm ngư Vùng V được giao phối hợp cùng với các địa phương, các đơn vị chấp pháp cùng nỗi lực xử lý.

Tại khu vực Vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia, mật độ tàu cá hoạt động khá lớn và đa dạng về loại nghề khai thác hải sản. Tình trạng tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài bắt, thu tiền chuộc, tịch thu sản phẩm khai thác vẫn thường xuyên xảy ra tạo nên tâm lý lo lắng cho bà con ngư dân khai thác tại khu vực biển này.

Hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi, lực lượng Kiểm ngư vùng V phải tiếp cận tàu cá của ngư dân bằng ca nô để đảm bảo an toàn. Ảnh: Kiên Trung.

Hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi, lực lượng Kiểm ngư vùng V phải tiếp cận tàu cá của ngư dân bằng ca nô để đảm bảo an toàn. Ảnh: Kiên Trung.

Anh H.V.B (tài công tàu KG-938...TS) cho biết: ngoài những áp lực, gánh nặng về chi phí đi biển mỗi năm thêm khó khăn do giá cả xăng dầu tăng…, còn một khoản phí mà nhiều tàu cá Việt Nam đang phải gánh, đó là vấn nạn tàu nước ngoài (chủ yếu là tàu Campuchia) xuất hiện khu vực Vùng nước lịch sử bên địa phận của Campuchia thu phí đánh bắt theo ngày hoặc theo tháng.

“Những tàu cá muốn đánh bắt ở vùng biển của Campuchia phải đóng tiền theo tháng (khoảng 100 triệu đồng/tháng) hoặc đóng theo ngày (3 triệu đồng/ngày) sẽ được khai thác. Vì bên đó nhiều cá hơn, khai thác được nhiều hơn nên nhiều tàu cá đã chấp nhận “đóng phế”.

Ông Nguyễn Phú Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng V chia sẻ: “Mục tiêu của các chuyến công tác nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp, đồng thời tuyên truyền, hỗ trợ, động viên, tạo sự yên tâm để ngư dân hoạt động khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật trên các vùng biển Việt Nam.

Kiểm ngư Vùng V phối hợp với các đơn vị gồm Bộ đội Biên phòng, Thanh tra Thủy sản tỉnh; Cảnh sát biển, Hải quân, Chi đội Kiểm ngư số 2…) giám sát, trực biển ở khu vực giáp biên Indonesia, Malaysia nhằm ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, đồng thời hạn chế tàu chấp pháp các nước bắt giữ, xử lý tàu cá Việt Nam”.

Hằng năm, lực lượng Kiểm ngư Vùng V phải thường xuyên đối mặt với thời tiết khắc nghiệt trên biển: từ tháng 5 đến tháng 10 (hai tháng chuyển tiếp của gió mùa), biển Tây Nam bộ thường xuyên xuất hiện các đợt mưa giông cục bộ, gió giật mạnh kèm theo lốc xoáy. Những nguyên nhân khách quan này khiến công tác tuần tra, kiểm soát của Kiểm ngư Vùng V thêm khó khăn, vất vả.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.