| Hotline: 0983.970.780

Bão số 5 càn quét Quảng Ninh và Hải Phòng

Thứ Sáu 30/09/2011 , 22:55 (GMT+7)

Chiều 30/9, sau khi đi vào bờ biển giữa Quảng Ninh-Hải Phòng, bão số 5 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Chiều 30/9, sau khi đi vào bờ biển giữa Quảng Ninh-Hải Phòng, bão số 5 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Hồi 17 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên khu vực đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 5, đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh 25 m/s (cấp 10), giật 33 m/s (cấp 12); Phủ Liễn (Hải Phòng) có gió mạnh 15 m/s (cấp 7); giật 21 m/s (cấp 9). Lượng mưa đo được từ 1h (30/9) đến 13h00 (30/9) tại một số khu vực trên địa bàn thành phố như sau: Phù Liễn (Kiến An) 31,0 mm; Hòn Dáu (Đồ Sơn) 46,0 mm; Cửa Cấm (Nội thành) 143,4 mm; Đông Xuyên (Tiên Lãng) 11,0 mm; Bạch Long Vỹ 40,0 mm.

Tại Hải Phòng, sáng 30/9 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp chỉ đạo phòng chống bão số 5 ở quận Đồ Sơn.

Sở Công thương phát 20.000 thùng mỳ ăm liền, 50 tấn gạo, 1.000 kg đường, 7.000 thùng nước uống đóng chai và các nhu yếu phẩm khác cho nhân dân chống bão. Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Hải Phòng phối hợp kiểm đếm, thông báo, hướng dẫn cho 4.618 phương tiện/15.357 lao động hoạt động trên khu vực biển Hải Phòng về nơi neo đậu. Toàn thành phố có diện tích lúa 41.058 ha, 1.880 ha rau màu. Trong đó có 9.948,7 ha lúa bị đổ (An Dương 133 ha, Tiên Lãng 3.200 ha, Kiến Thụy 950 ha, Thủy Nguyên 4.000 ha, Kiến An 2 ha, Cát Hải 13,7 ha, An Lão 1250 ha, Đồ Sơn 200 ha, Vĩnh Bảo 200 ha).

Giúp dân sơ tán bão tại Hải Phòng

Hồi 6h30 ngày 30/9/2011 tại khu vực 20025’ vĩ tuyến Bắc, 107002’ kinh độ Đông (cách đảo Dáu, Đồ Sơn khoảng 20 hải lý về phía Đông Nam) tàu Hoàng Anh 268 chở 700 tấn bột mỳ, hành trình từ Đà Nẵng về Cảng Hải Phòng đến khu vực trên gặp sóng to.

Dân tránh bão số 5 ở Đồ Sơn (Hải Phòng)

Ban Chỉ huy PCLB&TKCN Hải Phòng đã báo cáo và đề nghị Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực I kịp thời chỉ đạo, thực hiện biện pháp cứu nạn tàu Hoàng Anh. Đến 15h30 ngày 30/9, tàu SAR411 đã tiếp và hộ tống tàu vào luồng Hải Phòng. Hồi 6h30 ngày 30/9/2011 tàu HP 90489TS/05 thành viên bị hỏng máy trôi dạt tại 20045’ vĩ tuyến Bắc, 107006’ kinh độ Đông, Bộ Chỉ huy Biên phòng Hải Phòng điều tàu CN09 cập mạn tàu bị nạn, lai dắt về làng chài Vạn Gia ở Quảng Ninh. Cống Sông Trên (đê Hữu Văn Úc, Tiên Lãng) bị sụt đất và nứt mái đê khu vực mang cống. 1 nhà ươm cây giồng bị sập, 6 nhà bị tốc mái, 6 chòi canh thủy sản bị sập đổ.

Đa số tàu thuyền neo đậu an toàn

Tại Quảng Ninh, theo thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, đến 17h ngày 30/9, bão số 5 đã gây thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng, không có thiệt hại về người.

Toàn tỉnh có 293 căn nhà tốc mái, 11 tàu thuyền và xà lan bị lật chìm, 33 bè nuôi bị vỡ làm mất trắng cả trăm tấn cá và thuỷ sản các loại, 1.669 ha hoa màu bị ngập úng, 9 cột điện và 2 cột viễn thông bị đổ. Tỉnh đã tiến hành di dời 85 hộ dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Đến nay, chưa có thông tin nào về thiệt hại về người.

Bão số 5 bắt đầu đổ bộ vào đất liền từ lúc 11 giờ trưa nay với cường độ gió cấp 10, cấp 11. Vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất là ở huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô và TX Cẩm Phả.

Hiện nay, có một điểm ngập lụt do thi công quốc lộ 18, đoạn Cửa Ông - Mông Dương khiến một đơn vị quân đội và hơn 20 hộ dân của tổ 1, khu 1, phường Cửa Ông (TX Cẩm Phả) bị ngập nước.

Xuất hiện bão số 6

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay trên khu vực phía Đông đảo Lu Dông (Philippin) một cơn bão mạnh đang hoạt động và có tên quốc tế là NALGAE.

Hồi 16 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 126,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Do ảnh hưởng của bão, từ trưa và chiều mai (1/10) vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm