| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn, phát triển cây dược liệu bền vững

Thứ Ba 01/08/2023 , 16:40 (GMT+7)

UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo ngành y tế tỉnh tham mưu, đề xuất một số cơ chế cho phát triển dược liệu, y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Lào Cai vừa tổ chức hội thảo thúc đẩy liên kết phát triển cây dược liệu bền vững gắn với sản phẩm OCOP tỉnh. 

Nhằm tổ chức sản xuất cây dược liệu đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững, tại hội thảo, UBND tỉnh Lào Cai đã có ý kiến chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, tham mưu thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xác định nhu cầu, chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để làm căn cứ phát triển vùng dược liệu trên địa bàn tỉnh.

Cây dược liệu được trồng nhiều ở Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát (Lào Cai) với nhiều loài quý. Ảnh: Lưu Hòa.

Cây dược liệu được trồng nhiều ở Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát (Lào Cai) với nhiều loài quý. Ảnh: Lưu Hòa.

Bên cạnh đó, tham mưu, đề xuất một số cơ chế cho phát triển dược liệu, y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh (sử dụng dược liệu địa phương trong khám bệnh, chữa bệnh; chính sách nghiên cứu khoa học, thu hút nhân lực; sưu tầm và bào chế thuốc từ dược liệu để sử dụng trong cơ sở y tế có khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền....). Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng dược liệu, thuốc sản xuất từ dược liệu lưu hành trên địa bàn...

UBND tỉnh Lào Cai cũng chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, các đơn vị liên quan chỉ đạo phát triển vùng trồng cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh theo nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đề án phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo mở rộng phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh dược liệu hiệu quả thông qua nhân rộng các mô hình trồng gắn với chế biến, phát triển các sản OCOP từ cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; xây dựng mới các mô hình theo hướng bảo tồn và phát triển cây dược liệu bền vững; thu hút doanh nghiệp dược liệu đầu tư phát triển sản phẩm, sử dụng nguyên liệu bản địa, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp có thế mạnh trong tiêu thụ sản phẩm...

Xem thêm
Tái đàn heo theo hướng tập trung và an toàn sinh học

ĐỒNG THÁP Huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang tập trung phát triển ngành nuôi heo tập trung quy mô trang trại lớn, hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

Số người đến tiêm phòng dại tăng gần 1.000 lượt, Vĩnh Long báo động

Tỉnh Vĩnh Long ghi nhận, từ đầu năm đến nay có 8.280 lượt người bị chó, mèo cắn đến tiêm vacxin phòng bệnh dại, tăng 915 lượt so với cùng kỳ năm 2023 (7.365 lượt).

Ứng dụng công nghệ, gọi tôm cá về đồng ruộng

QUẢNG BÌNH Ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ không chỉ giúp giảm chi phí, lợi nhuận tăng cao mà môi trường sinh thái đồng ruộng được phục hồi.