Lò mổ này thuộc sở hữu của công ty Cedrob, nơi sử dụng 1.600 lao động để giết mổ 750.000 con gà thịt mỗi ngày.
Dây chuyền ấp nở gà và chuyển thẳng đến các trang trại nuôi nhốt công nghiệp chật chội |
Đàn gà thịt bị cột chân và treo ngược trên băng tải tự động, sau đó bị cho sốc điện rồi lần lượt trải qua các công đoạn cắt tiết - chụng nước sôi- vặt lông và chuyển đến một phòng lạnh để hạ nhiệt độ rồi bị phân mảnh đông lạnh hoặc tươi. Tóm lại, chúng sẽ bị chết sau một công đoạn kéo dài nửa giờ.
Ở Ba Lan, hoạt động chăn nuôi công nghiệp trong các trang trại mật độ dày đặc từng bị nhóm bảo vệ quyền động vật Otwarte Klatki (Lồng Mở) chỉ trích gay gắt. Trước đó, các nhà hoạt động đã phát động chiến dịch lên án hành vi vỗ béo, tăng trọng gà ở mức độ thái quá.
Một con ngựa bị gục ngã do phải kéo chiếc xe chở hàng quá nặng |
“Bộ diều của gia cầm trông thật không cân xứng so với đôi chân của chúng do bị nhồi nhét thức ăn khiến đôi khi xương chân bị gãy do không thể tải được trọng lượng. Hãy tưởng tượng một đứa trẻ mới 5 tuổi đầu mà nặng tới 150 kg. Gia cầm cũng bị vậy nên khi chúng ngã thì không thể nào đứng dậy được nữa và cứ nằm chờ chết do thiếu thức ăn và nước uống", phát ngôn viên của nhóm Lồng Mở Anna Izynska nói.
Các chuyên gia cho rằng, luật chăn nuôi ở nhiều nơi đã và đang được sửa đổi theo hướng nhân đạo hơn như quy định cụ thể mật số tối thiểu được phép nuôi trên mỗi mét vuông theo hình thức công nghiệp.
Sở dĩ đặt ra vấn đề này là bởi tháng trước, chính quyền thành phố New York (Mỹ) đã ban hành lệnh cấm bán foie gras- bộ gan của con ngỗng hay vịt có rất nhiều chất béo, là món đặc sản của Pháp hiện đã được nâng lên thành tinh hoa ẩm thực thế giới. Do vậy để nhanh có sản phẩm, ngỗng và vịt thường bị con người nuôi thúc, buộc nhồi thức ăn một cách quá mức để chúng có bộ gan to.
Và động vật hoang dã bị lạm dụng biểu diễn xiếc thú thu lợi cho con người |
Cũng trong tháng 10 vừa qua, chính phủ Pháp đã tuyên bố, sẽ cấm tiệt hành động giết mổ gia cầm bằng dây chuyền tốc độ cao bắt đầu từ cuối năm 2021. Hay trước đó hồi tháng 5/2017, Tổ chức Sức khỏe động vật thế giới (OIE) đã có chiến lược toàn cầu 4 bước nhằm tăng cường nhận thức của con người về phúc lợi động vật.
Giám đốc Phúc lợi Động vật khu vực châu Á, Dave Neale từng nói: Mọi người có thể đã quen với thuật ngữ “quyền động vật” nhưng sự thật thì chưa có gì, bất chấp thế giới đã có hàng nghìn nhóm bảo vệ động vật ra đời. Việc này dĩ nhiên vẫn tiếp tục gây tranh cãi triền miên giữa những người bảo vệ động vật và những người bảo vệ quyền được sử dụng động vật theo các cách có lợi cho con người. |