| Hotline: 0983.970.780

Bất cập giá nước sinh hoạt nông thôn

Thứ Tư 13/12/2023 , 08:31 (GMT+7)

Giá kinh doanh nước sạch do UBND cấp tỉnh quy định, trong khi chi phí khấu hao công trình nếu tính đúng, đủ sẽ làm giá thành nước sạch khá cao.

Theo Báo cáo của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn) về việc Quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2020-2023), đơn vị đã tham mưu triển khai thực hiện kịp thời các văn bản của chỉ đạo của các cấp có liên quan về cấp nước sạch nông thôn.

Hàng năm, tham mưu cho Sở NN-PTNT chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện cập nhập thông tin Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn theo quy định của Bộ NN-PTNT.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung góp phần xóa đói, giảm nghèo tại Bắc Kạn. 

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung góp phần xóa đói, giảm nghèo tại Bắc Kạn. 

Khó khăn trong công tác quản lý, sửa chữa

Trong công tác đầu tư, quản lý, khai thác, duy tu, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn nêu ra một số khó khăn như: Giá kinh doanh nước sạch là giá do UBND cấp tỉnh quy định, trong khi chi phí khấu hao công trình nếu tính đúng, đủ sẽ làm giá thành nước sạch khá cao, không đảm bảo việc cung cấp nước sạch cho người dân.

Hồ sơ, thủ tục bàn giao cho đối tượng quản lý liên quan đến việc thiết lập hồ sơ nhập dữ liệu theo dõi hàng năm cũng là một trong những khó khăn chưa 2 đảm bảo yêu cầu do năng lực quản lý của cán bộ phụ trách chỉ là kiêm nhiệm, không có chuyên môn, chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý về công trình.

Các công trình cấp nước sinh hoạt của tỉnh do nhiều Chủ đầu tư xây dựng, việc xây dựng, không có đề án quy hoạch tổng thể hoặc chi tiết cho từng địa phương được duyệt. Hầu hết các chủ đầu tư thực hiện xong bàn giao không có hướng dẫn quản lý, vận hành cho Tổ quản lý, UBND xã thường giao cho trưởng thôn quản lý, vận hành, khai thác, trong quá trình quản lý, vận hành.

Lực lượng này không được đào tạo bài bản, nên không có chuyên môn, hơn nữa làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nên hiệu quả hoạt động không cao.

Đối với các công trình được xây dựng ở các địa phương khu vực miền núi, do địa hình phức tạp, thường xuyên bị tác động bởi thiên tai, công tác vận hành chưa tốt, nên nhanh bị xuống cấp, hư hỏng.

Trong khi đa phần các công trình chưa có cơ chế thu tiền dịch vụ, không có kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, nên không được sửa chữa kịp thời, dẫn đến phải ngừng hoạt động.

Ý thức giữ gìn tài sản công cộng của người dân còn kém, lãnh đạo một số địa phương có công trình chưa thấy được tầm quan trọng của việc quản lý vận hành để khai thác các công trình sau khi được bàn giao đưa vào sử dụng cũng như việc quản lý tài sản và duy tu bảo dưỡng công trình.

Mô hình cấp nước sạch tại cụm dân cư ở xã Côn Minh, Huyện Na Rì, Bắc Kạn. Ảnh: Quang Linh.

Mô hình cấp nước sạch tại cụm dân cư ở xã Côn Minh, Huyện Na Rì, Bắc Kạn. Ảnh: Quang Linh.

Hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn

Để giải quyết các khó khăn trên, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đề nghị tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ kinh phí để thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn giai đoạn 2024-2028.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn ưu tiên hỗ trợ kinh phí để duy tu, sửa chữa, nâng cấp một số công trình cấp nước sạch đã xây dựng quá lâu, hư hỏng xuống cấp chưa được sửa chữa, nâng cấp. Chỉ đạo UBND các huyện, xã có công trình cấp nước tập trung quan tâm đến quản lý vận hành sau đầu tư, thành lập Tổ quản lý vận hành khai thác, tiến hành thu phí sử dụng để duy trì Tổ quản lý và có kinh phí duy tu bảo dưỡng.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện để tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác ở cấp huyện, cấp xã để nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt công tác quản lý ở địa phương.

Đặc biệt, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn kiến nghị cơ chế chính sách hợp lý trong quản lý các công trình cấp nước như hỗ trợ giá nước cho nông thôn theo vùng; Xây dựng quỹ sự nghiệp để có chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.