| Hotline: 0983.970.780

Bất chấp dịch Covid-19, thương lái vẫn lén lút đưa lợn qua biên giới

Thứ Tư 18/03/2020 , 10:30 (GMT+7)

Nhiều thương lái ở các tỉnh miền xuôi vẫn bất chấp lệnh cấm, lén lút vận chuyển lợn thịt lên Cao Bằng đưa qua biên giới Trung Quốc bán kiếm lời.

Một điểm tập kết lợn tại xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An trước khi đưa vào các huyện biên giới. Ảnh: Kông Hải.

Một điểm tập kết lợn tại xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An trước khi đưa vào các huyện biên giới. Ảnh: Kông Hải.

Từ sau Tết Nguyên đán, tình trạng lợn hơi từ các tỉnh miền xuôi ngược lên Cao Bằng Dù dù đã có chiều hướng giảm nhưng với mức giá chênh lệch bên nước bạn từ 30.000 - 40.000 đồng/kg lợn hơi, các thương lái vẫn sử dụng nhiều thủ đoạn để tìm cách đưa lợn sang bên kia biên giới. Nếu không đưa được lợn sống thì sẽ giết mổ rồi thuê người dùng xe máy chở sang lúc nửa đêm.

Bà T, hàng ngày bán nước ở khu vực trung tâm thị trấn Trùng Khánh cho biết: Nhiều hôm có một số người đến quán tôi uống nước rồi kể về chi phí chở lợn đến sát bên giới với giá 200.000 đồng/con, sau đó sẽ có nhóm người khác làm nhiệm vụ vác lợn (đã mổ) qua bên kia biên giới với giá từ 600 nghìn đến 800 nghìn đồng/con.

"Thời điểm dịch bệnh đang phức tạp hiện nay mà nhiều người vẫn liều lĩnh sang bên kia biên giới để kiếm tiền rất dễ làm lây lan dịch bệnh Covid-19", bà T cho biết thêm.

Nhiều người mua lợn mổ sẵn ở lò mổ của bà Nông Thị Kiều, tổ 5, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh rồi đưa qua biên giới. Ảnh: Kông Hải.

Nhiều người mua lợn mổ sẵn ở lò mổ của bà Nông Thị Kiều, tổ 5, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh rồi đưa qua biên giới. Ảnh: Kông Hải.

Đường liên xã Khâm Thành - Ngọc Chung là một trong những tuyến đường “chính” để xuất lợn thời gian qua, khiến người dân địa phương cũng rất bức xúc về vấn nạn này.

Ông L, xã Khâm Thành chia sẻ: "Nhiều đêm khi cả gia đình tôi bắt đầu chìm vào giấc ngủ thì tiếng xe tải chạy rầm rầm cùng tiếng lợn kêu eng éc vang cả một vùng. Cộng với mùi hôi thối từ xe lợn bốc ra rất khó chịu. Hôm nào nhiều có từ 3 - 5 xe, còn thời gian gần đây thỉnh thoảng có ngày có 1 - 2 xe lợn qua, chủ yếu là thời điểm từ 0 - 2 giờ sáng".

Một xe lợn khoảng hơn 2 tấn đỗ trước lò mổ của bà Nông Thị Kiều, tổ 5, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh lúc nửa đêm. Ảnh: Kông Hải.

Một xe lợn khoảng hơn 2 tấn đỗ trước lò mổ của bà Nông Thị Kiều, tổ 5, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh lúc nửa đêm. Ảnh: Kông Hải.

Còn bà N.T.N, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh cho biết: "Trước đây ngày nào cũng có xe lợn đi đêm vào tỉnh lộ 211 qua xã Lăng Hiếu, có ngày có đến vài xe chạy. Từ sau tết đến nay thỉnh thoảng mới có 1 - 2 xe qua lúc nửa đêm".

Một xe lợn đi vào khu vực biên giới thuộc địa phận xã Lăng Hiếu lúc nửa đêm. Ảnh: Kông Hải.

Một xe lợn đi vào khu vực biên giới thuộc địa phận xã Lăng Hiếu lúc nửa đêm. Ảnh: Kông Hải.

Dù dịch tả lợn Châu Phi đã không còn diễn biến phức tạp nhưng thịt lợn trong nước vẫn còn khan hiếm, kéo theo giá thịt lợn hơi cao từ 80 - 90 nghìn đồng/kg, thịt lợn thương phẩm từ 150 - 180 nghìn đồng/kg. Điều đó ảnh hưởng lớn đến thị trường, gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng.

Do đó, thiết nghĩ các tỉnh biên giới, trong đó có Cao Bằng cần ngăn chặn tuyệt đối tình trạng đưa lợn sống, lợn giết mổ qua bên kia biên giới, góp phần bình ổn giá thịt lợn trong nước.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Thương hiệu phải cam kết mạnh mẽ với người tiêu dùng

Thương hiệu được xây dựng trên nền tảng chất lượng sẽ rất vững chãi, nhưng sẽ thiếu đi tính lan tỏa nếu thiếu sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng.