| Hotline: 0983.970.780

Bất ngờ ở một vùng chè Phú Thọ

Thứ Năm 20/10/2016 , 07:10 (GMT+7)

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Hiện diện tích chè toàn tỉnh đạt 16.500ha với nhiều giống chè có năng suất, chất lượng tốt.

Chè được coi là cây công nghiệp mũi nhọn, nằm trong chương trình trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh.
 

Từ mô hình ở Ca Đình

Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đoan Hùng đã triển khai mô hình “Bón phân chuyên dùng NPK Văn Điển cho chè kinh doanh” tại xã Ca Đình, huyện Đoan Hùng.

07-43-57_dsc_0063
Bón phân Văn Điển tăng năng suất chè Phú Thọ
 

Trong sản xuất thâm canh chè hiện nay, việc sử dụng các loại phân bón vô cơ là rất cần thiết nhằm tăng năng suất. Tuy nhiên, việc bón phân vô cơ không cân đối trong khi lượng phân hữu cơ bón cho chè ngày càng giảm là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm đất bị thoái hóa, giảm năng suất và chất lượng chè.

Vì vậy, việc thử nghiệm sử dụng phân chuyên dùng NPK4.1.2 Văn Điển để đánh giá khả năng cải tạo đất, chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất cho cây chè… là một yêu cầu cấp thiết trong canh tác.

Mô hình lựa chọn các hộ nông dân có trình độ thâm canh cao, tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, áp dụng trên giống chè PH1, chè giai đoạn kinh doanh 13 tuổi, năng suất đạt trên 15 tấn/ha. Căn cứ tiêu chuẩn trên đã chọn xã Ca Đình với 2 hộ tham gia, quy mô 1ha.

- Bố trí thí nghiệm diện rộng với 3 công thức (tính cho 1 ha):

+ Công thức 1 (đối chứng): Tập quán nông dân sử dụng phân lân super, NPK và phân đạm bón sau mỗi lứa hái. Lượng phân: NPK 5.10.3 700kg + 500kg đạm urê + 415kg NPK 12.5.10.

+ Công thức 2: Bón phân Văn Điển quy tiền từ lượng phân tập quán (lượng phân Văn Điển NPK 4.1.2 là 1.560kg): Bón phân lần 1: 620 kg bón vào tháng 2; Bón phân lần 2: 470kg bón vào tháng 5; Bón phân lần 3: 470kg bón vào tháng 7.

+ Công thức 3: Bón phân Văn Điển theo quy trình: Lượng phân bón cho 1ha 1.800kg Văn Điển NPK 4.1.2. Bón phân lần 1: 720kg bón vào tháng 2; Bón phân lần 2: 540kg bón vào tháng 5; Bón phân lần 3: 540kg bón vào tháng 7.

Kết quả mô hình sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển trên cây chè tại xã Ca Đình tạo sự bất ngờ lớn với người nông dân nơi đây. Qua đó, góp phần thay đổi tập quán canh tác cũ, chuyển sang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, biện pháp canh tác mới, nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh góp phần tăng năng suất, sản lượng, tăng giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích, giúp người trồng chè phát triển bền vững.

- Kỹ thuật bón: Dùng cuốc gạt nhẹ lớp rác bên trên sau đó bón vào giữa 2 hàng chè, bón sau khi trời mưa đất có đủ độ ẩm. Lưu ý: Khi bón phân không bón trên tán chè, không bón khi thời tiết nắng nóng sẽ dẫn đến phân bốc hơi và khi gặp thời tiết mưa to phân bị rửa trôi.

- Sử dụng máy hái chè ở chính vụ thu hoạch.

- Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM).

Phân bón chuyên dụng chè NPK Đa yếu tố Văn Điển được dùng trong mô hình là loại đa yếu tố phục vụ thâm canh: NPK 4:1:2 với công thức chung là 22:5:11 (N: 22%; P: 5%; K: 11%; S: 2%, MgO: 5%; CaO: 9%; SiO2: 8%; Zn, B, Cu, Mn, Co…).

Năm 2016 thời tiết diễn biến rất phức tạp: Đầu năm trùng với thời điểm lứa hái thứ nhất, thứ hai thời tiết thuận lợi có mưa nhiều tạo điều kiện cho quá trình chăm sóc, bón phân nên cây chè sinh trưởng phát triển tốt. Vào thời điểm tháng 6, tháng 7 nắng nóng cao điểm, ít mưa gây hạn hán, các đối tượng sâu bệnh gây hại xuất hiện như nhện đỏ, bọ cánh tơ... Tuy nhiên bà con nông dân đã tiến hành phun thuốc kịp thời ít ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè.
 

Sức lan tỏa của mô hình

Qua theo dõi nương chè đánh giá tình hình sâu bệnh như sau: Lứa hái 1 và 2 xuất hiện rầy xanh gây hại; Lứa hái 3 và 4 do điều kiện thời tiết nắng nóng xuất hiện bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại. Trong mô hình do tuân thủ quy trình chăm sóc: Bón đủ lượng phân, chè có màu xanh lá gừng không xanh đậm như bón phân khác, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

07-43-57_dsc_0080
 

Thành phần chủ lực trong phân đa yếu tố NPK chuyên dụng cho cây chè là phân lân nung chảy Văn Điển có tính kiềm (pH: 8 - 8,5), không độc hại, không tan trong nước mà tan hết trong dịch chua của rễ cây, nên khi bón vào đất không bị rửa trôi, cung cấp lân và các chất dinh dưỡng đa, trung vi lượng cho cây chè.

Công tác phun thuốc bảo vệ thực vật được tiến hành kịp thời, phun đồng loạt, tập trung, nông dân tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ chuyên môn nên công tác phòng trừ đạt hiệu quả cao, số lần phun thuốc qua 4 lứa hái giảm hơn so với đối chứng 3 lần phun (so với đại trà của nông dân trồng chè ngoài mô hình số lần phun thuốc giảm 4 - 5 lần).

Mô hình sử dụng phân bón chuyên dùng Văn Điển cho chè kinh doanh đây mới chỉ là giai đoạn đầu nhưng đã đạt một số kết quả nổi bật:

- Cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, búp chè lên đều, chất lượng búp tăng, năng suất tăng.

- Sử dụng phân chuyên dùng Văn Điển cho chè giúp cải tạo đất, hạn chế rửa trôi, bốc hơi phân bón, cân bằng độ ẩm, sâu bệnh ít hơn tạo môi trường thuận lợi cho cây chè phát triển là một yêu cầu cấp thiết trong canh tác.

- Qua 4 lứa hái, nương chè sử dụng phân Văn Điển NPK 4.1.2 theo quy trình cho hiệu quả kinh tế cao nhất cho lãi 33.729.000 đ/ha cao hơn so với đối chứng là 8.876.500 đ/ha. Tiếp theo là công thức bón phân Văn Điển quy tiền từ tập quán cho lãi 29.673.000 đ/ha, cao hơn đối chứng 4.820.500 đ/ha.

Do áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ, hướng dẫn nhau trong sản xuất của các hộ nông dân nên chi phí đầu tư sản xuất giảm (giảm thuốc BVTV, giảm phân bón, giảm công lao động, ...), năng suất cao hơn, đồng đều so với tập quán, kết quả sản xuất được cải thiện, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.