| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nông dân 'trúng' sầu riêng nhờ quy trình canh tác bền vững

Thứ Bảy 13/07/2024 , 09:30 (GMT+7)

Vụ sầu riêng năm nay, nhiều nông dân ở Đắk Nông đã 'trúng lớn' nhờ áp dụng giải pháp canh tác sầu riêng bền vững của Bayer Việt Nam.

Ngày 9/7/2024 vừa qua, tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông, Công ty Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông và Giống Nông, Lâm nghiệp Đắk Nông (TTKN Đắk Nông) đã phối hợp tổ chức ngày hội thu hoạch, đánh dấu cột mốc quan trọng trong dự án thúc đẩy các biện pháp canh tác sầu riêng bền vững.

Đây là dịp để dự án tổng kết các kết quả hoạt động và đánh giá hiệu quả chương trình hợp tác thúc đẩy canh tác sầu riêng bền vững giữa Bayer Việt Nam và TTKN Đắk Nông cùng Cục Bảo vệ thực vật, trực thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn triển khai từ tháng 10/2023.

Dự án đặt mục tiêu giải quyết các thách thức mà người trồng sầu riêng đang đối mặt, nâng cao năng lực cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam trên thị trường thế giới, giảm thiểu các tác động môi trường.

Ngày hội thu hoạch là dịp để tổng kết các kết quả hoạt động và đánh giá hiệu quả chương trình hợp tác thúc đẩy canh tác sầu riêng bền vững của các đơn vị. Ảnh: Minh Hoài.

Ngày hội thu hoạch là dịp để tổng kết các kết quả hoạt động và đánh giá hiệu quả chương trình hợp tác thúc đẩy canh tác sầu riêng bền vững của các đơn vị. Ảnh: Minh Hoài.

Là một trong những nông hộ tham gia dự án, ông Nguyễn Đình Trường, ở thôn 14, xã Đắk Wer, rất phấn khởi cho biết, gia đình ông có 21ha sầu riêng, 800 cây sầu riêng năm thứ 6 đang cho thu hoạch. Năm nay, nhờ tham gia canh tác, chăm sóc theo giải pháp bền vững của Bayer nên cây phát triển tốt, sâu bệnh hại như nấm, rệp sáp… giảm rất nhiều. Vì thế năng suất cao, ước tính năm nay ông thu hơn 100 tấn, giá bán đã chốt tại vườn là 73.000 đồng/kg.

Ông Trường cho biết, giải pháp canh tác bền vững của Bayer bao gồm chương trình quản lý sâu bệnh hại, xử lý ra hoa, đậu quả, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cho cây sầu riêng... “Toàn bộ quá trình thực hiện đều được các cán bộ, kỹ sư của TTKN Đắk Nông và Bayer Việt Nam đến tận nơi, hướng dẫn chi tiết, nên cũng đơn giản, dễ làm”, ông Trường nói.

Tương tự, vườn của anh Phan Viết Cường, ở thôn 11, xã Đắk Wer, đang chuẩn bị thu hoạch cũng thành công ngoài mong đợi của gia đình. 

Trên 3ha đất, anh Cường trồng thuần 500 cây sầu riêng giống Monthong (Thái). Tháng 10/2023, anh được chọn tham gia mô hình canh tác sầu riêng bền vững của Bayer, và đến nay, vườn sầu riêng của gia đình anh Cường không chỉ phát triển tốt, trái cho chất lượng cao, bán được giá hơn, mà anh còn nắm được nhiều kỹ thuật chăm sóc sầu riêng một cách khoa học, hiệu quả và bền vững.

“Vườn của tôi nhờ áp dụng quy trình canh tác khoa học, được các chuyên gia hướng dẫn kỹ nên cây phát triển khỏe hơn, lá xanh và dày. So với năm ngoái thì sâu bệnh nấm giảm gần 90%, sản lượng tăng khoảng 20%, ước tính đạt 20 tấn/ha, chất lượng trái sầu riêng đồng đều và ổn hơn, trái loại A chiếm 80%. Năm nay ước tính 3ha thu được hơn 60 tấn trái, giá chốt tại vườn 82.000 đồng/kg. Hiện nay, thương lái đang bắt đầu thu hoạch”, anh Cường cho biết.

Vườn sầu riêng sau khi áp dụng mô hình canh tác bền vững tăng về chất lượng lẫn sản lượng. Ảnh: Minh Hoài.

Vườn sầu riêng sau khi áp dụng mô hình canh tác bền vững tăng về chất lượng lẫn sản lượng. Ảnh: Minh Hoài.

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết, sầu riêng là cây trồng tiềm năng của tỉnh Đắk Nông, toàn tỉnh có khoảng hơn 11.700ha. Trong thời gian qua, diện tích sầu riêng phát triển khá nhanh. Sở đang triển khai các giải pháp phát triển bền vững, trong đó tập trung hình thành các vùng sầu riêng, bảo đảm các tiêu chuẩn xuất khẩu. Tập trung xây dựng chất lượng sản phẩm thông qua các mô hình phát triển bền vững.

“Thông qua việc triển khai hợp tác xây dựng mô hình sầu riêng bền vững giữa Bayer Việt Nam và TTKN Đắk Nông cùng Cục Bảo vệ thực vật, hôm nay đã tạo được mô hình chuẩn. Qua việc đánh giá và tập huấn tham quan mô hình sẽ tạo điều kiện nhân rộng trên địa bàn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành hàng sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”, ông Đông nói.

Ông Kg Krishnamurthy, Giám đốc nhánh Khoa học cây trồng, Bayer Việt Nam vui mừng khi giải pháp của Bayer mang đến cho nhà nông vụ mùa bội thu. Ảnh: Minh Hoài.

Ông Kg Krishnamurthy, Giám đốc nhánh Khoa học cây trồng, Bayer Việt Nam vui mừng khi giải pháp của Bayer mang đến cho nhà nông vụ mùa bội thu. Ảnh: Minh Hoài.

Trong buổi tổng kết dự án, ông Kg Krishnamurthy, Giám đốc nhánh Khoa học cây trồng, Bayer Việt Nam cho biết: “Một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công của mô hình là bộ giải pháp Bội thu Sầu riêng của Bayer, bao gồm một loạt các giải pháp bảo vệ cây trồng toàn diện giúp quản lý hiệu quả các đối tượng cỏ dại, nấm bệnh, đặc biệt là nấm Phytophthora gây thối trái, và côn trùng như rệp sáp, từ đó tối ưu hóa năng suất cây trồng. Khi sử dụng đúng cách, nhà nông có thể đảm bảo trái thu hoạch đạt tiêu chuẩn an toàn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu”.

Cũng theo ông Kg Krishnamurthy, dự án được thực hiện với mong muốn mang đến cho người nông dân những giải pháp tốt nhất về dinh dưỡng cho cây trồng cũng như việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật, và đặc biệt là bổ sung kiến thức người nông dân trở thành chuyên gia trong lĩnh vực sầu riêng.

Được biết, để thực hiện những mục tiêu này, tháng 12/2023, Bayer Việt Nam và TTKN Đắk Nông đã ký kết hợp tác Công -Tư về phối hợp triển khai và thúc đẩy mô hình canh tác sầu riêng bền vững. Khung hợp tác bao gồm việc xây dựng các mô hình canh tác sầu riêng bền vững tại huyện Đắk R'lấp cùng nhà nông địa phương. Chuyên gia đầu ngành từ trường đại học và viện nghiên cứu được mời về địa phương chia sẻ và hướng dẫn các hộ tham gia dự án áp dụng các phương pháp nâng cao hiệu quả canh tác như kỹ thuật tạo sinh thái vườn ổn định, đảm bảo môi trường phù hợp để cây sầu riêng phát triển tốt nhất.

Thông qua dự án, nhà nông còn được tập huấn nâng cao năng lực và kiến thức cây trồng. Ảnh: Minh Hoài.

Thông qua dự án, nhà nông còn được tập huấn nâng cao năng lực và kiến thức cây trồng. Ảnh: Minh Hoài.

Dự án cũng chú trọng nâng cao năng lực và kiến thức cho nhà nông thông qua các hoạt động tập huấn kỹ thuật. Đến nay, 50 cán bộ khuyến nông, đại lý thuốc bảo vệ thực vật và gần 400 nông dân trồng sầu riêng tại địa phương đã tham gia các lớp tập huấn, được triển khai ở nhiều thời điểm, giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây sầu riêng.

Xem thêm
Áp dụng quy trình chuẩn chỉ, nuôi lợn nông hộ tại Mường Nọc lãi lớn

Từng thất bại nặng nề trong giai đoạn đầu nuôi lợn nhưng chị Phạm Thị Hoài không nản chí, chính quyết tâm cao độ đã mang lại thành quả hết sức ngọt ngào.

Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Thay đổi lớn trên 3 cây trồng chủ lực của Hà Nội

Sáng 30/12, Hà Nội tổ chức sơ kết thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2024.