| Hotline: 0983.970.780

Bayer khởi động chương trình giảm khí thải carbon trong nông nghiệp

Thứ Sáu 16/07/2021 , 09:10 (GMT+7)

Chương trình bắt đầu với hơn 25 nông dân ở bảy quốc gia trong EU: Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Vương quốc Anh và Ukraine và sẽ được mở rộng phạm vi.

Ngày 29/6/2021, tại Monheim (Đức), Bayer công bố phát động chương trình giảm khí thải carbon toàn cầu tại châu Âu. Mục tiêu chính là giảm thiểu khí thải carbon trong chuỗi giá trị lương thực, tập trung vào các hoạt động của nông dân, giúp thiết lập một hệ thống lương thực bền vững và có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi tốt hơn.

Chương trình công nhận vai trò then chốt của nhà nông và cánh đồng của họ trong việc đóng góp tích cực vào môi trường canh tác bền vững. Đồng thời là một phần không thể thiếu trong cam kết về bền vững của Bayer, đặc biệt nhắm đến việc giảm khí thải nhà kính (GHG) thêm 30% vào năm 2030.

Các hoạt động thông minh với khí hậu trong nông nghiệp giúp giảm lượng khí thải CO2. Ảnh: TT.

Các hoạt động thông minh với khí hậu trong nông nghiệp giúp giảm lượng khí thải CO2. Ảnh: TT.

Ý tưởng của chương trình là khen thưởng những nhà nông thực hiện các phương pháp canh tác thông minh về khí hậu, như sử dụng cây che phủ, giảm đất canh tác, luân canh và ứng dụng bón phân đạm một cách chuẩn xác. Các hoạt động này không tác động đến carbon trong đất, đồng thời cải thiện sức khỏe đất, khả năng phục hồi và năng suất cũng như hạn chế phát thải. Có 27 nông dân tham gia từ bảy quốc gia đóng góp chung khoảng 500 héc-ta đất từ các trang trại của họ ở Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Ukraine và Vương Quốc Anh.

“Chương trình giảm khí thải carbon của chúng tôi sẽ góp phần vào việc giảm phát thải khí carbon trong quá trình canh tác nông nghiệp ở châu Âu, bằng cách làm việc trực tiếp với nông dân, đứng vào vai trò của họ với tư cách là nhà sản xuất chính và khuyến khích các công ty tham gia xuyên suốt vào chuỗi giá trị lương thực. Sự hợp tác này ở cấp chuỗi giá trị lương thực sẽ giúp giảm thiểu khí thải carbon trong hệ thống lương thực châu Âu theo cách thức hiệu quả cho nông dân, môi trường và người tiêu dùng”, Lionnel Alexandre, Giám đốc Bộ phận Carbon Venture, nhánh Khoa học Cây trồng của Bayer tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi cho biết.

Cánh đồng trồng hoa và cây che phủ hỗ trợ cả quá trình hấp thụ carbon và đa dạng sinh học. Ảnh: TT.

Cánh đồng trồng hoa và cây che phủ hỗ trợ cả quá trình hấp thụ carbon và đa dạng sinh học. Ảnh: TT.

Để hỗ trợ các hoạt động này, Bayer sẽ phát triển một công cụ kỹ thuật số cho phép nông dân nhận phần thưởng dựa trên dữ liệu chính xác và đã được xác minh. Công cụ này sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu hiện tại, đáng tin cậy và đơn giản để áp dụng cho mọi nông dân. Giải pháp theo dõi, báo cáo và xác minh (Monitoring, Reporting and Verification - MRV) kỹ thuật số này được xây dựng dựa trên nền tảng nuôi trồng kỹ thuật số hàng đầu trong ngành của Bayer là Climate FieldViewTM.

Sau khi thiết lập cơ sở dữ liệu về hàm lượng khí thải carbon hiện tại trong vùng đất canh tác của nông dân tham gia dự án, nông dân sẽ thực hiện các phương pháp canh tác thông minh về khí hậu như sử dụng cây bao phủ và giảm đất canh tác. Việc thực hiện các biện pháp mới này sẽ được liên tục giám sát và cải thiện. Các kiến thức và những hiểu biết sâu sắc hơn thu được từ các đối tác tham gia dự án trong toàn chuỗi giá trị lương thực sẽ thể hiện qua thiết kế và triển khai dụng cụ giải pháp MRV kỹ thuật số chính xác và đáng tin cậy.

Trọng tâm của Chương trình giảm Khí thải cacbon châu Âu là phương pháp đồng sáng tạo: các nông dân, chuyên gia của Bayer và các công ty tham gia chuỗi giá trị lương thực cùng làm việc trong một phòng thí nghiệm về canh tác có phát thải khí carbon để cùng kiểm tra các hoạt động và học hỏi lẫn nhau. Các cuộc thảo luận với một số nhà bán lẻ và nhà máy chế biến lương thực vẫn đang diễn ra và dự kiến họ sẽ tham gia chương trình giảm khí thải cacbon vào cuối năm.

Stefanie Peters, đại diện công ty TNHH Agro-Farm GmbH Nauen và là thành viên của mạng lưới Bayer ForwardFarm cho biết: “Cấu trúc đất nguyên vẹn và công tác quản lý chất hữu cơ trong đất là một yếu tố quyết định để đảm bảo thu nhập của tôi. Theo tôi, khi canh tác có phát thải carbon thì việc giữ lại cacbon trong đất có thể đóng góp rất nhiều cho việc giảm phát thải carbon vào không khí. Tôi cũng mong được làm việc với nhiều đối tác khác nhau trong chương trình giảm khí thải carbon của Bayer”.

Chương trình khởi động ở châu Âu là một phần của Chương trình giảm Khí thải carbon toàn cầu của Bayer được công bố tại Hoa Kỳ và Brazil vào tháng 7 năm 2020. Tại các quốc gia này, Bayer là công ty đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp cung cấp tất cả các công nghệ cần thiết về hạt giống và tính trạng, các giải pháp bảo vệ cây trồng nông dân để thiết kế các giải pháp giảm khí thải carbon trong hệ thống lương thực tại khu vực.

Liên minh cũng sẽ cung cấp cho Ủy ban châu Âu các đề xuất nhằm giúp định hình các chính sách của Liên minh châu Âu, nâng cao khả năng chấp nhận các giải pháp thông minh về khí hậu trên quy mô lớn. Giải pháp kỹ thuật số, giải pháp MRV tiết kiệm chi phí và chứng nhận theo các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.

Đồ họa thông tin về Chương trình Carbon Châu Âu. Ảnh: TT.

Đồ họa thông tin về Chương trình Carbon Châu Âu. Ảnh: TT.

Alexandre Teillet, Giám đốc các mô hình Kinh doanh mới thuộc nhánh Khoa học Cây trồng của Bayer tại châu Âu, Trung Đông và Châu Phi chia sẻ: “Tầm nhìn của chúng tôi là trong tương lai, các nhà bán lẻ lương thực hoặc công ty chế biến lương thực sẽ có thể tự tin làm việc với các trang trại đối tác của họ trong chuỗi cung ứng về các dự án giảm khí thải carbon hiệu quả. Đồng thời, người nông dân, với tư cách là nhà sản xuất chính giúp chuỗi giá trị lương thực ổn định và bền vững, sẽ được tưởng thưởng một cách minh bạch và công bằng – vì họ giúp giảm lượng khí thải cacbon hiệu quả trong quá trình canh tác ở khắp nơi trên thế giới”.

Chương trình giảm khí thải carbon châu Âu được khởi động sẽ là bổ sung mới nhất trong chuỗi hành động của Bayer nhằm giảm thiểu khí thải carbon trong hệ thống lương thực ở châu Âu.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.