| Hotline: 0983.970.780

Bẻ nanh "hổ lớn": Triệt tận gốc

Thứ Ba 05/08/2014 , 08:23 (GMT+7)

Truyền thông Trung Quốc cho biết, con trai ông Chu Vĩnh Khang là Chu Bân bị cảnh sát bắt giữ để điều tra từ hôm 1/8. Vụ bắt giữ Chu Bân được mô tả là hành động “nhổ dần nanh vuốt hổ lớn” trong đại án Chu Vĩnh Khang chấn động Trung Quốc./ Phòng giam Chu Vĩnh Khang từng quản thúc Giang Thanh

Gia tộc họ Chu

Trước đó, nhiều quan chức trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia - được cho là có quan hệ thân cận với Chu Vĩnh Khang cũng bị triệu tập điều tra.

Ngoài ông Chu và con trai, những nhân vật khác trong “gia tộc họ Chu” chưa được báo chí Trung Quốc đề cập cụ thể. Tuy nhiên, theo tờ Want China Times của Đài Loan, những nhân vật bị bắt giữ tiếp theo là vợ thứ hai của ông Chu, bà Giả Hiểu Diệp, em trai Chu Viễn Thanh, vợ của Chu Bân và thậm chí bố mẹ vợ Chu Bân.

Chu Vĩnh Khang là cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và từng công tác ở những vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp dầu khí. Theo truyền thông phương Tây, ước tính tài sản của cả gia đình họ Chu là hơn 20 tỷ nhân dân tệ, tương đương 3,26 tỷ USD.

Chu Vĩnh Khang và con trai bị cáo buộc lợi dụng chức vụ của mình để gây ảnh hưởng trong nền công nghiệp dầu khí và kiếm lời bất hợp pháp.

Những người bị bắt trong gia đình họ Chu đa số đều đã có vị trí trong bộ máy chính quyền và liên quan những mối làm ăn bất chính.

Vợ của Chu Vĩnh Khang là Giả Hiểu Diệp, người trẻ hơn ông 28 tuổi, trước đây làm việc cho Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Chị gái của bà là Giả Hiểu Hà làm Tổng giám đốc trong nhiều năm của chi nhánh Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc - China National Petroleum Corp (CNPC) tại Canada và kiếm được hàng triệu USD, theo tờ Want China Time của Đài Loan.

Chu Bân, con trai của trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, cũng đã bị bắt giữ vì dính líu vào các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

Ngay trước khi nhà chức trách Trung Quốc chính thức công bố cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc vào hôm 29/7, số phận của Chu Bân đã thu hút sự đồn đoán trong dư luận về cuộc chiến chống tham nhũng trong nội bộ giới chức cao cấp.

Cuộc đời và sự nghiệp của người con trai cả 42 tuổi của Chu Vĩnh Khang đã trở thành một câu chuyện quen thuộc: Một nhà đầu tư giàu có trong lĩnh vực dầu khí với con đường thăng tiến, hiện thân cho mối quan hệ chặt chẽ giữa tiền và quyền trong giới tinh hoa.

Quản thúc tại gia

Theo Reuters, ông Chu Vĩnh Khang đã bị quản thúc tại gia từ tháng 12/2013 sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình ra lệnh cho một đội điều tra đặc biệt xem xét những cáo buộc tham nhũng chống lại ông Chu.

17-04-05_nh-1
Một góc dinh thự nhà họ Chu ở quê nhà

Nguồn tin mà Reuters có được cho hay, chính quyền Trung Quốc cũng đã tịch thu khối tài sản trị giá khoảng 90 tỷ nhân dân tệ (14,56 tỷ USD) từ các thành viên gia đình và cộng sự của Chu Vĩnh Khang.

Ngoài ra, hơn 300 người trong đó có người thân, “các tay chân thân tín” của ông Chu cũng bị bắt giam hoặc bị thẩm vấn để thu thập thông tin phục vụ công tác điều tra.

Theo thống kê của Ủy ban Kiểm tra, giám sát kỷ luật Trung ương Trung Quốc, chỉ riêng trong tháng 7/2014, đã có 44 quan chức nước này bị điều tra do dính líu tham nhũng, lạm dụng chức vụ quyền hạn. Bình quân mỗi ngày có 1,5 quan chức bị bắt giữ.
Ngoài ông Chu Vĩnh Khang là quan chức cao cấp nhất, còn có 6 quan chức cấp Bộ hoặc tỉnh, 25 quan chức cấp Cục và 13 quan chức cấp huyện.

Tháng 3 năm nay, khi có nhiều đồn đoán về việc ông Chu đang bị thẩm vấn đặc biệt, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông đã đặt câu hỏi với quan chức Chính hiệp Trung Quốc (tương đương Mặt trận Tổ quốc ở Việt Nam): “Phải chăng ông Chu Vĩnh Khang đang chịu sự điều tra của Ủy ban Kiểm tra, giám sát kỷ luật Trung ương?”.

Câu hỏi lập tức thu hút sự chú ý của giới truyền thông bởi khi đó việc ông Chu bị “giam lỏng” hoàn toàn chỉ là tin đồn, chưa hề có tờ báo nào ở Trung Quốc đại lục đưa ra thông tin này.

Phát ngôn viên của Chính hiệp Trung Quốc trả lời: “Bất cứ cá nhân nào, cho dù giữ vị trí cao tới đâu mà vi phạm kỷ luật Đảng, luật pháp của Nhà nước đều phải chịu sự điều tra và xử phạt nghiêm khắc. Tôi chỉ có thể trả lời như vậy, chắc các bạn hiểu”.

Theo thông lệ lâu nay trong chính giới Trung Quốc, khi trả lời bằng những ngôn từ tương đối gay gắt như vậy, có nghĩa là một quan chức nào đó đã bị điều tra.

Bốn tháng sau, thông tin ông Chu Vĩnh Khang bị bắt giữ, thẩm vấn vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng” chính thức được công bố.

Cho dù báo chí nhà nước Trung Quốc không hề nói cụ thể ông Chu đã vi phạm những gì, song các các trang báo nước này vài ngày qua liên tục có bài viết thể hiện sự ủng hộ và kêu gọi “lập án điều tra Chu Vĩnh Khang”.

Được biết Chu Vĩnh Khang, tên thật là Chu Nguyên Căn, sinh năm 1942, người làng Tây Tiền Đầu, TP. Vô Tích, thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc.

Từ năm 2009, chính quyền cho xây dựng hai con đường lớn, một đường 6 làn xe dẫn thẳng vào nhà họ Chu, nối với một đường 8 làn ra đường cái, dân làng muốn lên thành phố cũng thuận tiện hơn nhiều.

Dân làng Tây Tiền Đầu thậm chí còn nói chính quyền cho đào cả một con sông dẫn qua gần nhà họ Chu để thuận theo phong thủy.

Nhà họ Chu có 2 dinh thự: một ở phía đông, gần con sông, thường xuyên để trống, căn hộ thứ hai ở phía tây là nơi Chu Nguyên Thanh, em trai Chu Vĩnh Khang ở.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm