| Hotline: 0983.970.780

"Bê tông muối" - sáng tạo của diêm dân Nam Định

Thứ Tư 13/10/2010 , 10:08 (GMT+7)

Năm 2005, diêm dân xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định đã sáng tạo ra bê tông muối giúp tiết kiệm được hơn một nửa chi phí sản xuất bê tông làm bờ bao cho sân phơi, lọc muối.

Để làm ra những bờ bao, sân phơi lọc muối diêm dân phải tiêu tốn từ 600.000đ đến 700.000đ cho 10m2. Nhưng do muối mặn nên chỉ đưa vào sử dụng được vài năm là sân đã hỏng phải làm lại. Đứng trước bài toán kinh tế khó khăn đó, năm 2005, diêm dân xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định đã sáng tạo ra bê tông muối giúp tiết kiệm được hơn một nửa chi phí sản xuất.

Theo cách truyền thống, để làm ra một sân phơi lọc muối, người dân phải tiêu tốn rất nhiều tiền cho khâu nguyên vật liệu như: xi măng, vôi, cát và các loại bột đá. Do không chịu được độ mặn nên khi đưa vào sử dụng, các ô phơi muối này có tuổi thọ rất thấp, chỉ từ 2 đến 3 năm là phải cải tạo lại.

Đang áp dụng công nghệ bê tông muối cho thửa ruộng muối nhà mình, anh Nguyễn Văn Khương ở xóm 2, xã Nghĩa Phúc cho biết: Nghề làm muối cực kỳ vất vả, phải bỏ nhiều công sức và tiền của, nếu trừ chi phí thì lãi chẳng còn bao nhiêu. Diêm dân cũng như nông dân chỉ biết lấy công làm lãi. Nhưng ngặt một nỗi là tiền chi phí để cải tạo sân phơi muối hàng năm lớn, chiếm hơn một nửa trong tổng chi phí làm muối khiến diêm dân luôn trong tỉnh cảnh vò đầu bứt tai lo tiền cải tạo sân phơi. “Cái khó ló cái khôn, sau nhiều lần nghiên cứu thử nghiệm, diêm dân Nghĩa Phúc chúng tôi đã sáng tạo ra một loại bê tông chịu mặn vô cùng hiệu quả, kéo dài tuổi thọ của sân phơi muối lên gấp 2 - 3 lần”. Anh Khương nói.

Theo ông Vũ Đình Ký - Chủ nhiệm HTX Nghĩa Phúc cho biết: Phương pháp làm bê tông muối cực kỳ đơn giản. Dựa trên thành phần tỉ lệ bê tông xây dựng bình thường, bê tông muối được trộn thêm tro bếp, rơm rạ, xỉ than, vôi sẽ tạo nên chất kết dính mà diêm dân cho rằng sẽ tăng độ bền cho bê tông. Ông Ký cho biết, ưu điểm của loại bê tông này là chịu mặn rất tốt nên tuổi thọ của sân phơi muối cũng như bờ bao tăng từ 2 – 3 năm lên 5 – 6 năm, trong khi đó chi phí nguyên vật liệu tăng thêm không đáng là bao giúp tiết kiệm cho diêm dân hàng trăm triệu đồng. Nếu bê tông muối không gặp trời mưa thì một ngày là khô và cho vào phơi lắng muối được.

Là sản phẩm tự phát do diêm dân tự mày mò nghiên cứu ra nên công nghệ này chưa được nghiên cứu áp dụng rộng rãi. Thoạt nghe thì cảm thấy bình thường nhưng khi đem so sánh với số lượng cả triệu diêm dân trong cả nước thì số tiền phải bỏ ra hàng năm để cải tạo bờ bao và sân phơi muối không phải là nhỏ một chút nào. Người dân xã Nghĩa Phúc cho biết, rất muốn các chuyên gia về nghiên cứu kỹ càng và cụ thể hơn giúp tăng tính ưu việt cho sản phẩm bê tông muối giúp đỡ diêm dân. Họ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm bê tông muối cho diêm dân nơi khác nếu ai có nhu cầu.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm