| Hotline: 0983.970.780

Bel Gà khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm công nghệ cao tại Tây Ninh

Thứ Sáu 16/04/2021 , 08:50 (GMT+7)

Với công suất thiết kế đạt 38 triệu gà con giống một ngày tuổi ở giai đoạn II, Bel Gà Tây Ninh không những đảm bảo nguồn cung trong nước mà còn hướng xuất khẩu.

Nhà máy ấp trứng gà công nghệ cao Bel Gà ở Tây Ninh. Ảnh: HN.

Nhà máy ấp trứng gà công nghệ cao Bel Gà ở Tây Ninh. Ảnh: HN.

Sáng 17/4/2021, tại khu công nghiệp Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Công ty Cổ phần Bel Gà (Vương quốc Bỉ), đại diện Bộ NN-PTNT cùng Tập đoàn Hùng Nhơn và De Heus Việt Nam sẽ tổ chức lễ khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm công nghệ cao Bel Gà Tây Ninh.

Đây là nhà máy ấp trứng gia cầm công nghệ cao thứ hai được Bel Gà xây tại Việt Nam, sau cơ sở đầu tiên ở Lâm Đồng. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, với tổng diện tích 15.000m2. Công suất thiết kế trên 19 triệu gà con mỗi năm vào giai đoạn I, và sẽ mở rộng lên 38,4 triệu gà con mỗi năm ở giai đoạn II.

Sản phẩm chính của nhà máy ấp trứng gia cầm công nghệ cao này là gà con giống nuôi thịt một ngày tuổi và gà con giống nuôi đẻ trứng một ngày tuổi, nhằm đáp ứng nhu cầu về giống gia cầm cho thị trường Việt Nam và Campuchia.

Nằm trong chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch, bền vững và hướng tới xuất khẩu, toàn bộ công nghệ trong nhà máy đều được Công ty Bel Gà và đối tác quản lý dựa trên hệ thống công nghệ thông tin.

Nhiều thiết bị sản xuất hiện đại được sử dụng như: máy ấp trứng gà công nghệ cao tương tác phôi, hệ thống quản lý nồng độ khí cacbonic trong buồng ấp, hệ thống điều khiển áp suất... nhằm đảm bảo sự hiệu quả và chính xác của thông tin trong quá trình sản xuất.

Các sản phẩm gà con một ngày tuổi hướng thịt và hướng trứng của Bel Gà Tây Ninh sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất của Global G.A.P, thông qua việc quản lý, kiểm soát an toàn sinh học trong chăn nuôi và sản xuất, giám sát chất lượng đầu vào của trứng ấp, giữ mật độ nuôi thấp ở các trang trại gà bố mẹ. Tất cả nhằm tối ưu sản phẩm gà con một ngày tuổi, đồng thời truy xuất được nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

Bel Gà Tây Ninh là mô hình sản xuất độc đáo, áp dụng nhiều cải tiến trong thiết kế xây dựng, và đạt tiêu chuẩn châu Âu. Với hơn 80 năm kinh nghiệm, Bel Gà đáp ứng đủ điều kiện và xuất khẩu thịt gà sạch sang thị trường Nhật Bản - một trong những thị trường khó tính bậc nhất thế giới.

Dây chuyền ấp trứng gia cầm công nghệ cao của Bel Gà. Ảnh: Bel Gà.

Dây chuyền ấp trứng gia cầm công nghệ cao của Bel Gà. Ảnh: Bel Gà.

Tại Việt Nam, Bel Gà thành lập từ năm 2013, và hiện sở hữu 4 trang trại gà giống và 2 nhà máy ấp trứng công nghệ cao.

Ông Kris Van Daele, Tổng Giám đốc Bel Gà Việt Nam và Campuchia cho rằng nhà máy mới khánh thành sẽ giúp gà con giảm stress khi vận chuyển đường dài, bởi thời gian vận chuyển gà giống đến đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 4-5 giờ, Campuchia là 1 giờ.

Ngoài ra, gà giống có thể vận chuyển bằng đường hàng không ra miền Bắc, thông qua Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau nhà máy ấp trứng gà công nghệ cao, Bel Gà sẽ đến xã Tân Hội, huyện Tân Châu và xã Phước Bình, huyện Trảng Bàng để tiếp tục xây dựng một tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: hai trang trại gà bố mẹ công suất 25 triệu trứng/năm, 250 trang trại chăn nuôi gà thịt an toàn công suất 25 triệu gà thịt/năm.

Bên cạnh đó, là tổ hợp các nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín. Tổng mức đầu tư cho các dự án dự kiến khoảng 141,5 triệu USD. Sau khi hoàn thành, dự án có thể tạo ra cơ hội việc làm cho khoảng 350 - 500 lao động địa phương.

Trong sáng 17/4, Công ty Bel Gà cùng đối tác góp 500 triệu đồng cho Quỹ Phòng chống Covid tỉnh Tây Ninh, tặng 1 xe cứu thương trị giá 1 tỷ đồng cho Hội Doanh nghiệp trẻ Tây Ninh, và tặng 300 triệu đồng cho Quỹ Vì người nghèo thị xã Trảng Bàng.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm